Tuổi Mụ còn gọi là tuổi âm lịch hay tuổi ta (theo cách tính tuổi của người xưa). Tuổi mụ được tính từ khi em bé đang còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày cũng gần giáp 1 năm nên khoảng thời gian này cũng được tính là 1 tuổi_tuổi đầu tiên của em bé.
Theo quan niệm của phương Đông, tuổi Mụ được xem là một khái niệm quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng. Vậy tuổi Mụ là gì? Cách tính và làm lễ cúng Mụ như thế nào để cầu may mắn, bình an cho bé. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Tuổi mụ là gì?
Tuổi Mụ hay còn gọi là tuổi âm (tuổi ta) được tính từ khi em bé đang còn trong bụng mẹ (khoảng 9 tháng 10 ngày). Thời gian cũng gần với 1 năm nên được xem là tuổi đầu tiên của em bé. Cách tính tuổi này được xuất phát từ nền văn hóa Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng tới nền văn hóa của nhiều nước Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
2. Tuổi Mụ dùng để làm gì?
Tuổi Mụ hiện nay được sử dụng nhiều trong văn hóa tín ngưỡng của phương Đông như xem tuổi phong thủy, xem tuổi kết hôn, xây dựng nhà cửa, kinh doanh làm ăn, chọn ngày tổ chức đám cưới, … Ngoài ra, có thể sử dụng mới nhiều mục đích khác tùy vào từng người.
Tuy nhiên, liên quan đến các vấn đề quan trọng và thông dụng cho toàn thế giới như việc làm giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, những việc có độ mật thiết đến luật pháp thì sẽ không được tính theo tuổi Mụ. Mà lúc này phải sử dụng tuổi dương (tuổi thực) để tiến hành làm các loại giấy tờ hay cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tuổi.
3. Cách tính tuổi Mụ chính xác
Khi tính tuổi Mụ sẽ có 2 trường hợp: Bé sinh từ tháng 1 đến tháng 8 và bé sinh từ tháng 9 đến tháng 12. Mỗi trường hợp sẽ có cách tính khác nhau. Dựa vào ngày sinh của bé, bạn có thể xem cách tính phù hợp:
3.1 Bé sinh từ tháng 1 đến tháng 8
Với những bé sinh từ tháng 1 đến tháng 8 thì tuổi Mụ sẽ bằng tuổi thực cộng thêm 1 tuổi (tuổi Mụ = tuổi thực + 1). Trường hợp này là do thai nhi được hình thành trong bụng mẹ từ năm trước đó vì thế mới được cộng thêm một tuổi vào (để ra tuổi Mụ).
Ví dụ: Hiện nay là năm 2024, bé sinh vào tháng 3 năm 2020 thì tuổi Mụ của bé bằng tuổi thực + 1 là 4 + 1 = 5 tuổi. Tuổi này sẽ tính từ lúc em bé được hình thành trong bụng mẹ từ khoảng tháng 7 năm 2019.
3.2 Bé sinh từ tháng 9 đến tháng 12
Với những bé sinh từ tháng 9 đến tháng 12 thì tuổi Mụ sẽ bằng tuổi thực. Vì thời gian mang thai là 9 tháng 10 ngày, với khoảng thời gian này em bé đã được hình thành từ khoảng đầu năm, không thuộc vào năm trước nên không cộng thêm 1 tuổi.
Ví dụ: Hiện nay là năm 2024, em bé sinh vào tháng 12 năm 2020 thì tuổi Mụ sẽ bằng tuổi thực là 4 tuổi. Vì em bé đã được hình thành từ khoảng tháng 3 đầu năm 2020 nên không cộng thêm 1 tuổi.
4. Nguồn gốc của tuổi Mụ
Từ xưa, khái niệm ngày đêm được dựa vào sự quan sát của người Trung Quốc thông qua thời điểm mà Mặt Trời mọc và lặn. Còn chu kỳ tuần hoàn mọc – lặn để ra được khái niệm tháng thì sẽ dựa vào Mặt Trăng. Để tính được năm thì chu kì hè qua đông lại đến chính là thứ người phương Đông dựa vào để cho ra được khái niệm này.
Họ đã biết cách dùng giờ để tính 1 ngày cùng với các thuật ngữ địa chi tựa như 12 con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi tương ứng với giờ trong ngày để nhận biết. Và cũng với lẽ này mà họ chú trọng đến giờ sinh hơn và thường không biết đến ngày sinh chính xác như bây giờ.
Theo quan niệm của họ, thai nhi trong bụng mẹ được coi là một sinh linh. Vì vậy, tuổi sẽ được tính từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Ngay từ khi sinh ra, em bé sẽ được tính là một tuổi, và mỗi khi sang năm mới sẽ cộng thêm một tuổi. Tuổi này được phát âm lái đi và lấy tên là tuổi Mụ để phân biệt với tuổi của người mẹ.
5. Hướng dẫn thực hiện lễ cúng Mụ
Lễ cúng Mụ là lễ cúng nhằm tạ ơn các bà Mụ – những Tiên nương phụ trách việc sinh nở và nặn ra em bé. Đây cũng là dịp để gia đình xin các bà Mụ phù hộ và ban phúc cho bé được khỏe mạnh, may mắn và thành đạt. Ngoài ra, lễ cúng cũng là dịp để giới thiệu em bé với họ hàng và làng xóm. Để làm lễ cúng Mụ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
5.1 Thời gian thực hiện
Lễ cúng Mụ sẽ được tổ chức vào 4 dịp với 4 mốc thời gian:
- Ngày đầy cữ: Ngày bé được 10 ngày tuổi
- Ngày đầy tháng: Ngày bé được 1 tháng tuổi
- Ngày đẩy tuổi tôi: Ngày bé được 100 ngày tuổi
- Ngày thôi nôi: Ngày bé được 1 năm tuổi
5.2 Lễ vật cần chuẩn bị
Để thực hiện lễ cúng Mụ, bạn cần chuẩn bị 12 phần lễ nhỏ để cúng 12 bà Mụ, và 1 phần lễ lớn để cúng bà Mụ chúa. Cụ thể, các mâm lễ sẽ gồm:
- Đồ vàng mã như quần áo, giày dép, nén vàng, …
- Các món ăn như heo quay, gà luộc, xôi, chè, bánh ngọt, …
- Mâm hoa quả và hoa cúng
- Rượu trắng và trầu cau
- Hương trầm hoặc hương thanh
- Nến trắng hoặc nến đỏ
5.3 Các bước thực hiện
Bạn có thể thực hiện lễ cúng Mụ theo 5 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị các lễ vật như đã nêu ở trên, có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác theo mong muốn nhưng cần đảm bảo số lượng mâm cúng (12 mâm cúng nhỏ và 1 mâm cúng lớn).
Bước 2: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp, trang trí lại không gian để đón các bà Mụ. Nên đặt bàn thờ ở phòng khách hoặc đặt ở phòng rộng rãi vì đây sẽ là thời linh thiêng nhất trong nhà.
Bước 3: Sắp xếp lại các lễ vật trên bàn thờ, đồ vàng mã nên đặt ở giữa, với hai bên là món ăn, hoa quả đặt ở phía trước, rượu đặt ở phía sau, còn hương và nến đặt ở hai đầu của bàn thờ. Với 12 mâm nhỏ có thể sử dụng các khay riêng để xung quanh phần mâm lớn.
Bước 4: Thắp hương, nến và đọc văn khấn cúng Mụ (có thể gõ chuông hoặc trống để tạo không khí trang nghiêm). Sau khi đọc xong văn khấn thì cúi đầu ba lần để chào và dâng rượu lên cho các bà Mụ.
Bước 5: Sau khi cúng xong gia đình có thể mời họ hàng, làng xóm và bạn bè đến chung vui để ra mắt em bé, giới thiệu bé với mọi người. Và ăn mừng để chúc em bé có nhiều may mắn, thành công trong tương lai.
Vậy qua bài viết, bạn đã có thể hiểu được tuổi Mụ là gì và cách tính tuổi Mụ chính xác cho bé. Để bày tỏ sự biết ơn tới các bà Mụ và cầu mong những điều tốt lành đến với em bé, bạn có thể tham khảo hướng dẫn làm lễ cúng Mụ trong bài viết.