Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm khiến ba mẹ nổi giận và lớn tiếng. Tuy nhiên, la mắng thường không hiệu quả trong việc dạy dỗ con cái, dù trong độ tuổi nào, con cái cũng đều không thích bị ba mẹ la mắng. Việc ba mẹ la mắng con trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý con. Ba mẹ hãy cùng Sao tử vi tìm hiểu vấn đề tại sao không nên la mắng con và những biện pháp dạy con hiệu quả.
Ba mẹ thường la mắng con có thể gây nhiều ảnh hưởng tâm lý đến con. Ảnh: freepik
Tìm hiểu về cách dạy con của người Inuit
Jean Briggs – nhà nhân chủng học có hơn 30 năm nghiên cứu các bộ tộc Inuit – cho biết: những gia đình mà cô ở cùng không bao giờ có hành động giận dữ với cô, mặc dù cô chắc chắn rằng một vài lần cô đã khiến họ nổi giận.
Họ cũng không bao giờ phản ứng tiêu cực hay tức giận đối với con cái của họ, thay vào đó họ chọn cách duy trì giọng điệu bình tĩnh và tránh những biểu hiện thất vọng hay cáu kỉnh dù chỉ là nhỏ nhất.
Theo Briggs, khi có những biểu hiện khó chịu đó, người Inuit sẽ bị coi là yếu ớt và trẻ con. Họ thường dạy con mình kiểm soát cơn nóng nảy của bản thân. Những biện pháp người Inuit dạy con bao gồm:
Kỷ luật tích cực
Robert Sege, bác sĩ nhi khoa ở Boston, người phát ngôn của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng ông và các bác sĩ nhi khoa khác luôn ủng hộ phong cách nuôi dạy con cái của người Inuit. Các gia đình Inuit đã sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực, dạy con cái của họ những gì chúng phải làm, thay vì la mắng chúng.
Bên cạnh việc ba mẹ không được dùng đòn roi với con, thì việc la mắng cũng không tốt cho sự phát triển của con và điều đó chỉ có hiệu quả ngắn hạn.
Ba mẹ nên trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Ảnh: freepik
Vậy, kỷ luật tích cực là gì?
Theo Sege, phương pháp kỷ luật tích cực mà người Inuit đang làm chính là ba mẹ trở thành một tấm gương cho trẻ noi theo (theo từng độ tuổi khác nhau), thông qua thái độ và những tình huống để nêu lên những gì ba mẹ muốn hoặc không muốn con mình làm.
Ông giải thích: “Không cần thiết phải đưa nỗi sợ hãi và nỗi đau vào việc dạy dỗ con cái hay kể cả những mối quan hệ của tất cả mọi người. Điều quan trọng chính là giúp con tốt hơn mỗi ngày”.
Dạy trẻ điều tiết cảm xúc
Nancy Molitor, tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, đồng ý rằng ba mẹ trở thành tấm gương cho con chính là điều quan trọng trong việc dạy con.
Cô nói với Healthline: “Điều vô cùng quan trọng đối với ba mẹ là làm gương cho con, ba mẹ nên cho con thấy những biểu hiện phù hợp khi gặp cảm xúc tích cực và tiêu cực”. Cô nói thêm: “Ba mẹ cần hiểu rằng con cái luôn theo dõi hành động của ba mẹ và con đang học từ ba mẹ cách giải quyết những cảm xúc phức tạp”.
Theo nghĩa đó, cách người Inuit gạt cơn giận sang một bên rất có ý nghĩa. Nhưng liệu ba mẹ có nhất thiết phải làm giảm những phản ứng tự nhiên của mình không? Có điều gì đó mà trẻ có thể học được từ việc nhìn thấy ba mẹ gặp khủng hoảng không?
Tiến sĩ Molitor cho biết có một số khía cạnh có lợi sau cuộc khủng hoảng của ba mẹ. Nhưng chỉ có lợi khi ba mẹ sẵn sàng thừa nhận rằng đã mất bình tĩnh và dạy con những cách tốt hơn để có thể tự giải quyết sự khủng hoảng của chính mình.
Bài viết liên quan: Mẹo hay giúp trẻ đánh bay nỗi sợ người lạ.
Kể chuyện
Ba mẹ sử dụng phương pháp kể chuyện như một công cụ sửa đổi hành vi. Ảnh: freepik
Một biện pháp hiệu quả khác mà các gia đình Inuit làm là nghĩ ra những câu chuyện, đôi khi đáng sợ để điều khiển hành vi của trẻ. Ví dụ như để trẻ tránh xa mặt nước, ba mẹ có thể nói với trẻ rằng có một con quái vật ẩn nấp dưới nước đang chực chờ vồ những đứa trẻ đến quá gần.
Nếu ba mẹ lo lắng về mặt đạo đức của việc sử dụng một biện pháp như vậy, Sege chỉ ra rằng kể chuyện như một công cụ sửa đổi hành vi và ba mẹ có thể áp dụng ở một mức độ nào đó.
Bác sĩ Sege nói: “Tôi nghĩ rằng việc ba mẹ sử dụng những câu chuyện cổ tích để điều khiển hành vi của trẻ là một truyền thống lâu đời. Đó không hẳn là triết lý dạy con của tôi, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó vô hại”.
Tuy nhiên, tiến sĩ, nhà tâm lý học Molitor hơi do dự về phương pháp nuôi dạy con này. Cô kể rằng lúc nhỏ, bà của cô không muốn cô lấy thức ăn trong tủ nên đã nói cho cô nghe về một con quái vật sẽ nằm chờ bất cứ ai dám ăn trộm đồ ăn vặt.
Cô nói: “Tôi là một đứa trẻ sợ hãi, rất hay bị ám ảnh bởi câu chuyện đó. Câu chuyện của bà có hiệu quả, tôi không bao giờ dám mở tủ đựng thức ăn, nhưng nó mang lại cho tôi những cơn ác mộng. Ngay cả bây giờ, tôi cũng còn cảm giác sợ hãi nếu tôi ở nhà một mình vào trời tối”.
Vì vậy, kể chuyện nhằm thay đổi hành vi của trẻ có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với những trẻ nhạy cảm.
Tuy nhiên, Molitor thừa nhận rằng hầu hết những câu chuyện cổ tích mà ba mẹ chia sẻ cũng thường mang một thông điệp đạo đức nào đó. Do đó, tùy thuộc vào cách sử dụng, phương pháp kể chuyện có thể là một công cụ hữu hiệu để ba mẹ định hình hành vi của con mình.
Lời kết
Người Inuit có những phương pháp dạy con mà ba mẹ không hề la mắng con. Thay vào đó là việc ba mẹ tạo thành một tấm gương cho trẻ học hỏi và kể những câu chuyện phù hợp để thay đổi hành vi của trẻ. Đó là một cách nuôi dạy con cái vừa hiệu quả vừa lành mạnh. Hy vọng với những thông tin Sao tử vi cung cấp, ba mẹ sẽ tham khảo được cách dạy con phù hợp mà không cần la mắng.
Ba mẹ có thể kết hợp việc dạy con cùng với việc chơi nhờ các đồ chơi cho bé, để tăng thêm hứng thú học tập cho trẻ. Bạn có thể mua trực tiếp tại hệ thống cửa hàng Sao tử vi, hoặc mua hàng thông qua website saotuvi.com
Ngọc Hà tổng hợp từ Healthline