Xem tử vi 12 con giáp
Tử vi trọn đời 12 con giáp cho biết thông tin chi tiết về tính nết, cốt cách của từng tuổi, công việc, nhóm máu, giới tính cũng như sự tương hợp với các tuổi khác,.. 12 con vật đặc trưng cho 12 cá tính riêng biệt, ưu nhược điểm riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nhân cách con người.
Xem tử vi 12 cung Hoàng Đạo
12 Cung Hoàng Đạo trong Chiêm tinh học đại diện cho 12 Chòm sao, là sự kết nối giữa vị trí và chuyển động của các vì tinh tú trên bầu trời với cuộc sống con người dưới trần thế. Cùng chúng tôi khám phá nguồn gốc lịch sử, cách xác định ngày sinh, cũng như đặc trưng tính cách của các Cung Hoàng Đạo qua bài viết dưới đây.
Xem tuổi
Trong ngũ hành gồm có 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ứng với các mối quan hệ tương sinh, tương khắc liên quan mật thiết đến nhau. Mỗi mệnh lại gồm các cung như: cung Càn, Đoài thuộc hành Kim, cung Cấn, Khôn thuộc hành Thổ, cung Chấn, Tốn thuộc hành Mộc, cung Khảm thuộc hành Thủy, cung Ly thuộc hành Hỏa. Muốn chọn tuổi làm ăn, tuổi kết duyên vợ chồng, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng nhà, lựa chọn màu sắc hay con số may mắn… thì ta đều căn cứ vào các cung, mệnh này để tra cứu
Phong thủy
Với người Á Đông nói chung, người Việt nói riêng thì khi xây nhà phải đặc biệt chú ý đến xem tuổi và lựa chọn phương hướng cho ngôi nhà. Bởi người xưa tin rằng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài vận gia chủ cũng như cuộc sống của cả gia đình sau này. Do vậy việc xem hướng khi làm nhà đã trở thành một tập tục quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Nhân tướng học
Tướng số là các “thuật xem tướng và xem số để đoán về vận mệnh, may rủi.” Các thuật này được thiết lập dựa trên giả định rằng các dữ kiện về tướng hoặc các dữ kiện về số có thể cho biết thông tin về quá khứ, tương lai. Các dữ kiện cho biết những thông tin tốt được gọi là tướng tốt và số tốt.
Xem Ngày
Xem ngày tốt xấu, Ngay tốt theo phong thủy để tránh được những ngày hắc đạo xuất hành, dự tính cho tương lai và sắp xếp thời gian rất được thuận lợi
Phật giáo
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của triết lý Phật giáo là Tứ Thánh Đế. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi (輪回), nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ. Nếu như có một ngọn lửa tự cháy giữa hư không, vô nhân, vô duyên, vậy thì khi muốn dập tắt ngọn lửa ấy là điều không thể nào, thế nhưng ngược lại, trong thực tế ngọn lửa nào cháy lên cũng có nhân, có duyên của: chất đốt, không khí, v.v.. Khi chúng ta loại bỏ các điều kiện đó thì ngọn lửa cũng tắt, tương tự như vậy, Đức Phật dạy Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chánh đạo – Trung đạo là con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế). Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn các loại khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái không có khổ đau và con đường để thoát đau khổ. Con người chỉ thoát khỏi đau khổ nhờ nhận thức đúng về đau khổ. Thoát khỏi vô minh thì hết đau khổ. Đây là quan điểm triết học mang tính duy lý.