Trang chủ Phong thủy Vật phẩm phong thủy Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thuỷ, thẩm mỹ và trong y học
Vật phẩm phong thủy

Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thuỷ, thẩm mỹ và trong y học

Chia sẻ
Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thuỷ, thẩm mỹ và trong y học
Chia sẻ

Tuổi thọ cây Lộc vừng tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt.

Cây lộc vừng phong thuỷ theo quan niệm dân gian đem lại nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh dài lâu. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều tác dụng khác.

Cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt

Loài cây đẹp đó là cây Lộc vừng còn gọi là cây Mưng, có nơi đặt vào bộ tứ quý (Sanh, Sung, Tùng, Lộc); có nơi đặt vào bộ tam đa sinh vật cảnh (Vạn tuế ứng với Thọ, Lộc vừng ứng với Lộc, Sung ứng với sự sung túc), được trồng làm bonsai trong các bể, ang, chậu, hay cây cảnh, cây bóng mát nơi nhà ở, công sở, sân vườn, bờ ao, đầm hồ, đô thị, bệnh viện, trường học, công viên, khu sinh thái…

Lộc vừng tạo dáng bonsai đẹp

Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp – Nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, cây Lộc vừng đẹp từ hình dáng đời thường, tới phong thủy. Đặc biệt hoa chùm dây đẹp, chuỗi dài 6-30cm, chăm sóc tốt chuỗi có thể dài tới 70cm, rủ mềm và thơ mộng, dễ tạo dáng thế.

Tuổi thọ cây Lộc vừng tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Việt Nam mưa bão nhiều, nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió, giúp cản không khí nóng nực của mùa hè, và thổi gió mát vào nhà.

Nhiều tác dụng chữa bệnh

Rễ lộc vừng vị đắng, thơm, mát dùng bào chế các loại thảo dược để trị sởi, chữa bệnh. Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho.

Quả xanh để ép nước, bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt lộc vừng được giã nhuyễn, trộn với dầu và bột, để trị tiêu chảy, các bệnh mắt, trị đau bụng…

Vỏ lộc vừng chứa nhiều tannin – như các loại trà để chữa đau bụng, tiêu chảy từng cơn. Đọt non của Lộc vừng ở một số nước Đông Nam Á dùng để nấu canh chua, ăn kèm một số món cuốn…

Tây y cũng dùng các hoạt chất từ quả và rễ cây lộc vừng để sản xuất thuốc kháng sinh, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, giảm đau, kháng nấm.

Giá trị của cây lộc vừng phong thuỷ
Ngay từ ngày xưa, nhiều người đã trồng cây lộc vừng phong thuỷ với mong muốn mang lại may mắn và tài lộc, thịnh vượng, bình yên.

Tên Lộc vừng được cho là lộc ứng, phát lộc như vừng (mè), tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.

Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự, sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật… Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10-15 ngày là đỏ rực cả cây.

Nhiều người tận dụng thời gian Lộc vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn – họ tin khi Lộc vừng phong thuỷ ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.

Bài viết cùng chuyên mục
Ý nghĩa từng loại đá quý phong thủy đối với người mệnh Thủy
Vật phẩm phong thủy

Ý nghĩa từng loại đá quý phong thủy đối với người mệnh Thủy

Người mệnh Thủy nên sử dụng các màu sắc tương hợp với...

Đá mắt hổ thực sự xua đuổi được tà khí?
Vật phẩm phong thủy

Đá mắt hổ thực sự xua đuổi được tà khí?

Với những công dụng đặc biệt của đá mắt hổ mang lại...

Bạn đã biết rõ ý nghĩa của hồ ly phong thủy hay chưa?
Vật phẩm phong thủy

Bạn đã biết rõ ý nghĩa của hồ ly phong thủy hay chưa?

Người ta tin rằng, phụ nữ đeo đá hồ ly phong thủy...

Những vật phẩm phong thủy giúp bạn mang tài lộc vào đầy nhà
Vật phẩm phong thủy

Những vật phẩm phong thủy giúp bạn mang tài lộc vào đầy nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, vật phẩm thuyền buồm nên được...

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thỏ ngọc phong thủy
Vật phẩm phong thủy

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thỏ ngọc phong thủy

Cửa nhà, cửa phòng là nơi đón khí tốt song cũng đồng...

10 vật phẩm phong thủy nên trưng ở phòng khách
Vật phẩm phong thủy

10 vật phẩm phong thủy nên trưng ở phòng khách

Bình quý chủ về đào hoa, tài vận, sức khỏe, thúc đẩy...