Trang chủ Phật giáo Phật học “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”
Phật học

“Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”

Chia sẻ
“Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”
Chia sẻ

Ý luôn dẫn đầu các pháp thành ra ta tu tập là tu ngay cái ý của mình. Một ý niệm nào khởi lên trong tâm, ta phải nhận biết ngay và nếu như một ý niệm khởi lên trong tâm là ý niệm tích cực, là ý niệm thương yêu, là sự nâng đỡ, bao dung, tha thứ thì ta tiếp tục nuôi dưỡng cái ý niệm đó, còn ý niệm mà nó khởi lên trong tâm là những ý niệm đưa ta về nẻo khổ đau, đưa người về nẻo đau khổ thì ta lập tức dừng nó lại, chuyển hóa nó.

Như vậy sự tự tập chính là thấy điều tốt: làm, phát huy. Thấy điều xấu thì tránh đi.

Làm được như thế chính là ta đang cải đổi vận mệnh của ta rồi, làm được điều này thì gọi là tích phước. Khi ta làm một điều thiện là ta đang tích được phước, đang tích lũy được công đức. Tích phước là như vậy!

Năng lượng tĩnh lặng nhận biết sáng ngời

Bây giờ chúng ta thử chiêm nghiệm, quan sát chính mình và thế giới, và coi thử có phải thế giới này tất cả là năng lượng không? Phải nhận ra thế giới này tất cả là năng lượng thôi thì ta sẽ thấu hiểu được cách làm chủ vận mệnh của ta.

Tất cả vạn vật trong thế giới này đều là năng lượng hết. Vật chất là năng lượng. Vật chất là năng lượng hội tụ lại. Năng lượng hội tụ lại thì nó tạo ra vật chất. Vật chất mà giãn nở ra, mở rộng ra thì vật chất đó thành năng lượng.

Như vậy nói theo kinh Bát nhã thì năng lượng là vật chất, vật chất chính là năng lượng mà trong kinh gọi là “Sắc tức là Không, Không tức là sắc” . Sắc ở đây là vật chất, Không ở đây chính là năng lượng như vậy vật chất là năng lượng, năng lượng là vật chất.

Bây giờ ta xem thử có phải tư tưởng của ta có phải là năng lượng không? Và rõ ràng tư tưởng chính là năng lượng! Như vậy tư tưởng là năng lượng mà năng lượng là vật chất điều này có nghĩa là tư tưởng có thể tạo ra vật chất.

Nhận ra điều này ta sẽ thấy quyền năng của ta ghê gớm không? Vấn đề là ta đã không được học, không được huấn luyện để có thể xử dụng được quyền năng tư tưởng của ta tạo ra vật chất, những trường rung động năng lượng thích hợp để chiêu cảm những gì ta mong muốn thông qua tư tưởng, tức thông qua tâm ý của chúng ta. Và Đức Phật cũng đã khẳng định cho chúng ta điều này trong bản kinh Pháp Cú.

“Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo”

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...