Trang chủ Phật giáo Phật học Vượt khỏi ba mặc cảm
Phật học

Vượt khỏi ba mặc cảm

Chia sẻ
Vượt khỏi ba mặc cảm
Chia sẻ

Kính bạch Đức Thế Tôn. Ngài đã chỉ cho chúng con biết sợi dây ràng buộc thứ tư là mạn, tức là mặc cảm hơn người, thua người và bằng người.

Chúng con không biết được rằng tất cả ba mặc cảm ấy đều dựa trên ý niệm về một cái ta riêng biệt. Vì nghĩ có một cái ta riêng biệt nên chúng con mới có sự so sánh rằng mình hơn người, thua người hay bằng người.

Nếu chúng con quán chiếu để thấy được rằng chúng con và mọi loài tương tức, cái này được tạo ra bởi những cái khác thì chúng con không bị kẹt vào ngã chấp. Con thấy được người anh của con, người chị của con, người em của con cũng là con.

Những cái đẹp cái hay của người anh, người chị, người em cũng là những cái hay cái đẹp của con và những cái đẹp, cái hay của con cũng là những cái hay cái đẹp của người anh, người chị, người em. Con không thấy rằng một chút tài năng, một chút nhan sắc có thể làm nên hạnh phúc của một người. Chính cái tự do, chính cái tinh thần vô ngã, không phân biệt đó mới đưa tới giải thoát an lạc đích thực.

Bạch Đức Thế Tôn. Người anh, người chị người em của con là những biểu hiện mầu nhiệm và chính con cũng là biểu hiện mầu nhiệm. Khi con nhìn bông hoa cúc, con thấy bông hoa cúc khác với bông hoa sen. Bông hoa cúc không cần phải giống bông hoa sen mới đẹp, mỗi hiện tượng có cái đẹp, cái hay riêng của nó.

Con thấy con cũng là bông hoa cúc và bông hoa cúc cũng là con, cũng là bông hoa sen. Con biết rằng, chỉ khi nào lấy đi được cái ngã riêng biệt thì con mới có thể vượt thoát được cái mạn đó, tức là mặc cảm hơn người, thua người và bằng người.

Mặc cảm chính là cành nhánh của bản ngã

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...