Trang chủ Phật giáo Phật học Vì sao tích đức hành thiện nhưng không chuyển được nghiệp lực?
Phật học

Vì sao tích đức hành thiện nhưng không chuyển được nghiệp lực?

Chia sẻ
Vì sao tích đức hành thiện nhưng không chuyển được nghiệp lực?
Chia sẻ

Sự thật là giống như truyện Du Tịnh Ý Gặp Táo Quân trong phần phụ ở cuối truyện Liễu Phàm Tứ Huấn. Đọc câu chuyện này thì bạn sẽ hiểu ra. Tiên sinh Du Tịnh Ý bần cùng khốn khổ, gặp phải đại nạn, đại bất hạnh.

Ông cũng ngày ngày hành thiện, ông là người đọc sách có hiểu biết vì sao không thể chuyển được nghiệp?

Là do ông oán trời trách người, làm nhiều việc tốt như thế nhưng lại không có quả báo tốt. Táo Thần liền điểm hoá cho ông: Việc thiện mà ông làm hoàn toàn là làm ra vẻ bề ngoài, khẩu thiện, thân thiện nhưng ý của ông không thiện, tâm không thiện, vì vậy ông không chuyển nghiệp được. Lời Táo Thần khai thị cho ông rất đáng để chúng ta nghiêm túc nghiên cứu, đọc tụng, kiểm điểm bản thân chúng ta.

Thiện tâm, thiện ý lưu lộ ra bên ngoài là thiện hạnh

Đại đức xưa dạy người tu hành là dạy tu từ căn bản. Vậy căn bản là gì?

Căn bản là tâm. Chỉ cần tâm của bạn thiện, niệm của bạn thiện thì không có nghiệp báo nào mà không chuyển được, không có tai nạn nào mà không hoá giải được. Giống như một cái cây, tâm là rễ, ý niệm là gốc, thân là cành, khẩu là lá.

Bạn tu hành trên cành và lá nhưng gốc rễ đã bị thối nát rồi thì vẫn không cứu được. Khi gốc rễ được cứu rồi thì cành lá dễ rồi, cành lá sẽ không khó.

Cho nên chúng ta thấy rất nhiều việc, ở bề ngoài thì tích đức hành thiện nhưng không chuyển được nghiệp lực, cuối cùng oán trời trách người, nói Phật Bồ-tát không linh, nói Thần không linh, có lỗi với các Ngài, hoàn toàn giống hệt như tiên sinh Du Tịnh Ý. Thế nên chuyển thì cần chuyển từ trong tâm, chuyển từ trên ý niệm, chuyển thành thuần thiện.

Đại sư Lục Tổ Huệ Năng bên Thiền Tông nói rất hay, “Người chân thật tu đạo không thấy lỗi thế gian”. Đây là chuyển đổi được từ trên ý niệm, chỉ nhìn lỗi của chính mình, không nhìn lỗi của người khác. Cho nên các Ngài có thể chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh, đạo lý là ở chỗ này.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...