Trang chủ Phật giáo Thuần chay Vì sao Phật tử ăn chay?
Thuần chay

Vì sao Phật tử ăn chay?

Chia sẻ
Vì sao Phật tử ăn chay?
Chia sẻ

I.- Vì sao Phật Tử phải ăn chay: 

Đôi khi người ta gọi đạo Phật là đạo Từ Bi, người tu theo đạo Phật để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, khổ đau, đem niềm vui lại để bớt khổ cho mọi người, yêu thương mọi loại thú cầm, cùng nhau chung sống trong hòa bình và an vui. Do đó đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ, để mọi người và thú cầm cũng cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui.

II.- Ăn chay như thế nào? 

Có nhiều cách ăn chay khác nhau, nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt của thú cầm, cá, nói chung là không ăn động vật. Các Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Liên Xô có viết quyển Thức ăn tương lai , sách nói về nghiên cứu chế tạo thức ăn thịt, cá từ cây cỏ, nó cũng là thức ăn chay sau nầy.

Năm thứ là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ gọi là ngũ vị tân, người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng.

Theo cách ăn chay của Âu Mỹ, người ta có thể uống sữa tươi hay sữa hộp, có thể ăn Bơ hay Phó mát vì chúng làm từ sữa, có thể ăn hột gà công nghiệp (gà không có trống, tức là không có sự sống).

Đạo Phật theo Nam Tông, tu sĩ ăn thịt cá theo Ngũ tịnh nhục:

1) Thịt ăn không thấy người giết.

2) Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật kêu khi bị giết.

3) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình ăn.

4) Thịt con vật tự chết.

5 ) Thịt con thú khác ăn còn dư.

Người ta chia ăn chay làm hai loại: Ăn chay trường và ăn chay kỳ.

 – Ăn chay trường: là ngày nào cũng ăn chay.- Ăn chay kỳ: Có nhiều cách:

* Nhị trai : Mỗi tháng ăn 2 ngày là Mồng Một và ngày Rằm . Ngày xưa không có lịch, đặt ra cách ăn 2 ngày vào ngày trăng tròn (ngày Vọng: ngày Rằm) và ngày không trăng (ngày Sóc : mồng một).

* Tứ trai : Mỗi tháng ăn 4 ngày là Mồng Một, 14, Rằm, 30 (tháng thiếu 29).

* Lục trai : Mỗi tháng ăn 6 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 23, 30 (tháng thiếu 29).

* Thập trai : Mỗi tháng ăn 10 ngày là Mồng Một, 8, 14, Rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29).

* Nhất nguyệt trai: Ăn chay trọn tháng Giêng hay tháng Bảy.

* Tam nguyệt trai : Ăn chay trọn tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười.

Vì sao Phật tử ăn chay: những ngộ nhận và những điều nên tránh

 

Bài viết cùng chuyên mục
Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…
Thuần chay

Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…

“Thịt thực vật” là dược phẩm nổi tiếngThS Hoàng Khánh Toàn –...

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản
Thuần chay

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản

1. Nguyên liệu làm nấm rơm kho đậu hũ Nấm rơm: 500g...

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe
Thuần chay

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe

Khi bị giết, con vật không bao giờ tình nguyện, thường sợ...

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ
Thuần chay

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ

Xu thế tiêu dùng giảm sản phẩm từ động vật, tăng sản...

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?
Thuần chay

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?

Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ thường chia thành hai nhóm lớn...

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại
Thuần chay

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại

Ăn chay không chỉ là một chế độ dinh dưỡng mới mẻ,...

Sức hấp dẫn của ăn chay
Thuần chay

Sức hấp dẫn của ăn chay

Ăn chay là một cách cân bằng và lành mạnh sẽ giúp cơ...

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?
Thuần chay

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?

MC – diễn viên Đại Nghĩa là khách mời trong tập mới...