Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ
Chùa Việt

Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ

Chia sẻ
Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ
Chia sẻ

Chùa Huyền Kỳ ngự phía Tây Nam làng Huyền Kỳ là công trình kiến trúc cổ từ cách nay 600 năm. Từ Hồ Gươm vào Hà Đông, qua quốc lộ số 6 đến Ba La, rẽ trái theo quốc lộ 22 đường đi chùa Hương, khoảng 3km là tới chùa. Ni sư Thích Đàm Thúy trụ trì chùa Huyền Kỳ vui vẻ giới thiệu về chùa cho tôi.

Chùa Huyền Kỳ, bảo tàng Hà Tây (cũ) viết: “Chùa Huyền Kỳ tên chữ là Hiển Linh tự. Chùa được xây dựng từ lâu đời để thờ Phật. Nhìn tổng thể chùa được xây dựng theo lối chữ “công”.
Chùa được trùng tu lớn vào năm Thiệu Trị ngũ niên (1845). Năm 1991- 1992, chùa lại được nhân dân tu bổ. Trong chùa đáng chú ý có đôi câu đối nỗi tiếng:


 “Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố

Phật đạo vô cùng nhật nguyệt trường”

Dịch nghĩa: 

Nước nhà còn mãi non sông vững

Phật đạo vô cùng, trường tồn như ngày đêm. 

Ý nói quốc gia phải dựa vào núi sông và đạo Phật để trường tồn và vững vàng.

Chùa Huyền Kỳ có tới 335 pho tượng lớn nhỏ kể cả hai động: động Thủy và động Tiên. Tòa bái đường và thượng điện có 7 lớp tượng. Ngoài ra còn có 2 động và đặc biệt nhất là 2 bức phù điêu sơn mài Thập điện. Hai bức Thập điện của chùa Huyền Kỳ đã được giới nghiên cứu Phật học và mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao. Chính hai bức Thập điện bài trí ở Tam Bảo, tiền đường chùa Hương (Mỹ Đức) di tích nỗi tiếng của đất nước cũng tham khảo bố cục của chùa Huyền Kỳ.

Chùa Huyền Kỳ có hệ thống tượng Phật đầy đủ theo cách bài trí truyền thống của chùa Việt Nam, lại được người xưa điêu khắc tài hoa sơn son thiếp vàng công phu nên từ lâu đã nổi tiếng là chùa đẹp trong vùng. 

Vì những giá trị nghệ thuật văn hóa ấy, ngày 31/01/1992, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 138/VH.QĐ công nhận di sản văn hóa này”. 

Trong khuôn viên chùa, còn có đền Bà Chúa Lính linh thiêng. Về ngôi đền này, bảo tàng Hà Tây (cũ) viết: “Đền bà Chúa Lính là một di tích được xây dựng từ lâu đời thuộc quần thể di tích cổ của thôn Huyền Kỳ. Đền được xây dựng cạnh chùa nhìn về hướng nam. Nhân dân Huyền Kỳ từ bao đời nay vẫn truyền lại rằng: Bà Chúa Lính vốn là tướng quân Lê Hiệp khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa mùa xuân năm 40 ông đã theo Hai Bà Trưng đánh giặc. Theo lệnh của hai Bà để thuận lợi cho việc chỉ đạo chiến đấu ông phải cải trang làm nữ tướng.

Sau khi ông mất để tướng nhớ ông trong chiến đấu mà sinh thời ông đóng vai nữ tướng, nhân dân vẫn gọi đền này là đền Bà Chúa Lính. Truyền thuyết ấy, ngọn lửa anh hùng bất khuất ấy sáng mãi nghìn thu”. 

Theo sự giới thiệu của Ni sư trụ trì, đang thảnh thơi dạo mát trước khoảng sân rợp mát của cây cổ thụ, chúng tôi ngạc nhiên khi nhìn lên bức tường có hàng chữ:

“Đất chùa nào phải bánh trôi; 

Nuốt vào là hóc mấy đời, đấy con”.

… Thì ra giữa khi từ làng lên phố, giữa khi tấc đất thành tấc vàng thì ngôi chùa như viên ngọc quý về tâm linh này đang bị cái si mê, cái tham trần tục o bế. 

Hà Quang Đức

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...