Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Về Hải Dương chiêm bái chùa Cổ Lôi
Chùa Việt

Về Hải Dương chiêm bái chùa Cổ Lôi

Chia sẻ
Về Hải Dương chiêm bái chùa Cổ Lôi
Chia sẻ

Có mặt tại ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 100 năm nằm nép mình bên bờ sông Cửu An thơ mộng vào buổi sáng sớm mùa đông, chúng tôi như lạc vào cõi hư vô huyền ảo, tâm tĩnh đến lạ thường. Những làn sương phủ lấy ngôi chùa còn dày đặc. Cảnh vật hoang sơ, yên tĩnh. Phải mất thời gian khá lâu, chúng tôi mới tìm đến được gia đình người trông coi hộ tự cô Phạm Thị Biển.  

Theo lời giới thiệu của cô Biển, chúng tôi được biết: Chùa Cổ Lôi là một trong những ngôi chùa cổ của địa phương. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm tinh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Ngày trước có sự cụ về trụ trì, sau khi cụ mất ngôi chùa được bàn giao về cho địa phương và không có ai trụ trì nữa. Mặc dù là ngôi chùa nhỏ lại nằm bên bờ sông Cửu An, nhưng chùa Cổ Lôi vẫn mang đầy đủ của một ngôi chùa cổ đậm chất đồng bằng Bắc bộ.  

Chùa Cổ Lôi được toạ lạc trên một mảnh đất cao quay theo hướng Đông Bắc. Bao gồm 5 gian chùa chính, 3 gian nhà Tổ và 3 gian nhà Mẫu trên diện tích hơn 1 mẫu bắc bộ. Bao quanh chùa là vườn cây, giếng chùa và những ngôi nhà thưa thớt. Năm 1971, toàn bộ, nhà cửa ruộng vườn của nhân dân địa phương bị lũ cuốn trôi, một số đồ thờ cúng trong ngôi chùa cũng mất. Sau đó, nhân dân đóng góp tiền của và ngày công để tu bổ và mua thêm đồ thờ tự.  

Tuy là một địa phương kinh tế còn khó khăn, cuộc sống dân sinh còn khốn khó, nhưng những người dân và phật tử nơi đây một lòng hướng Phật, luôn đau đáu với ngôi chùa đang xuống cấp. Năm 2004, phật tử Vũ Hữu Sâm, ở số nhà 25B, Lê Duẩn, Hà Nội đã phát tâm công đức một tòa Cửu Long, một pho tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, pho tượng Phật Quan Âm Thế Chí, pho Thần hoàng Bản Thổ, pho Tam Toà Thánh Mẫu, pho cô Quỳnh, pho cô Quế. 

Khi những tia nắng của mặt trời đã xé toang những màn sương dày đặc, chùa Cổ Lôi trở nên lung linh đến lạ thường. Tiếng chim hót líu lo, âm thanh ngân vang của tiếng chuông chùa hoà cùng với tiếng cười nói, cười của nhân dân lao động đang tất bật trên các thửa ruộng tạo nên không gian tươi mới của chùa Cổ Lôi. 

Xuân Ất Mùi này, nếu quý khách và phật tử có dịp về Ninh Giang, hãy ghé thăm và chiêm bái ngôi chùa cổ Cổ Lôi nằm nép mình bên bờ sông Cửu An thơ mộng, để được tĩnh tâm, để được lạc vào cõi hư vô và tìm thấy duyên Phật pháp của mình.

Đức Tuỳ

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...