Trang chủ Phật giáo Phật học Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 4)
Phật học

Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 4)

Chia sẻ
Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 4)
Chia sẻ

Đoạn trừ chấp thủ

“Tất cả pháp vô ngã

Với tuệ quán như vậy

Đau khổ được nhàm chán

Chính con đường thanh tịnh”.

Nhìn chung, khổ là do tập khí chấp ngã quá nặng. Tập khí là thế lực hùng mạnh vô biên, làm chuyển động bánh xe luân hồi, lôi cuốn con người vào guồng máy sinh tử không cách nào thoát khỏi. Chính vì chấp ngã nên ta thích khen sợ chê, thích sướng sợ khổ. Ta thương người nhưng muốn người ta thương phải là sở hữu của riêng ta. “Do chấp thủ nên đắm trước, không chấp thủ thì không đắm trước”.

Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 3)

Chúng ta hiểu cuộc đời là khổ không phải để buông xuôi, phó mặc dòng đời đưa đẩy, mà phải dùng trí tuệ để giải quyết mọi công việc, để chiến thắng mọi nghịch cảnh một cách hiệu quả nhất. Nhờ công phu thiền tập, biết thiểu dục tri túc nên khi gặp khó khổ, ta có sức định tĩnh để vượt qua. Ta không mất nhiều thời giờ lo cho cái ăn cái mặc mà dành tâm trí giải quyết việc lớn của mình. Khi chánh niệm trên từng biến chuyển của thân, trên từng vận hành của tâm và trên từng đổi thay của cảnh, ta thấy rõ tất cả đều như huyễn.

Lòng tham muốn khiến con người tìm kiếm và chấp nhận chút hạnh phúc tạm bợ mong manh mà không biết thú vui đó là nguyên nhân của khổ. Hạnh phúc ấy luôn bị phụ thuộc vào sự đổi đãi của tầng số tăng giảm về lạc thú. Vì thế Đức Phật dạy hạnh phúc mà con người thọ hưởng không ngoài sự tham muốn và tưởng nhớ các dục. Sự hưởng thụ dục lạc không bao giờ thực sự thỏa mãn, như người uống nước muối, càng uống càng khát. Chúng tạm bợ mong manh như lửa đom đóm, chỉ có ánh sáng tánh giác sẵn đủ mới là nơi hướng đến của đời mình. “Phàm phu ngu si vô học, không trí tuệ, không sáng suốt, đối với năm thọ ấm nói là ngã, hệ trược làm cho tâm bị trói buộc mà sinh tham dục”.

Quán rõ các pháp có được đều do nhân duyên thì có gì để ta chấp nó là của ta. Ngay tấm thân này cũng chỉ do tứ đại hợp thành, nay còn mai mất, một hơi thở ra không thở vào thì không còn. Khi vô thường già bệnh ập về thì tay trắng hoàn không chỉ theo nghiệp dẫn. Hiểu được như vậy thì không còn gì để chúng ta tham chấp, và không có gì có thể làm tổn hại chúng ta.

“Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cỏ xuân tươi thu đượm hồng

Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi

Thịnh suy như cỏ hạt sương đông”.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...