Trang chủ Phật giáo Phật học Tự sát rất là thống khổ
Phật học

Tự sát rất là thống khổ

Chia sẻ
Tự sát rất là thống khổ
Chia sẻ

Có một đồng tu vừa nói với tôi, em trai của ông – người ở đối diện với tòa nhà chúng ta đã nhảy lầu tự sát; Ngoài ra còn có người nói với tôi, ở nơi đây đã có hai ba lần xảy ra sự việc này rồi. Người học Phật chúng ta biết được, người tự sát nhất định phải tìm người thế thân.

Vậy thì sự việc này sẽ liên tục không ngừng xảy ra, cho nên phải nên siêu độ cho họ. Đạo tràng Cư Sĩ Lâm đối diện với họ, tối đến giảng kinh, sẽ đem công đức giảng kinh này hồi hướng cho những người tự sát đó.

Tự sát rất là thống khổ, việc này ở trên kinh nói, trước khi họ chưa tìm được người thế thân, họ tự sát như thế nào thì việc tự sát này của họ sẽ diễn ra cứ 7 ngày một lần cho đến khi họ tìm được thế thân thì họ mới có thể giải thoát. Họ vô cùng khổ sở.

Thần thức của người tự sát sẽ đi về đâu?

Việc này rất nhiều người không hiểu rõ chân tướng sự thật. Cho nên chúng ta ở thế gian, cho dù gặp phải rất nhiều chướng ngại cũng phải bình tâm, phải tuỳ thuận. Tại sao vậy? Vì trong đời này của chúng ta, trong cuộc sống thường ngày dù bạn gặp phải hoàn cảnh gì, không luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều là trong mạng đã có, đều do nghiệp lực trong đời quá khứ chiêu cảm đến.

Sự việc này trong kinh Phật đã nói rất rõ ràng, tất cả chúng sanh có hai loại nghiệp lực:

Loại nghiệp lực thứ nhất gọi là dẫn nghiệp, tức là nghiệp dẫn dắt bạn đi đến cõi nào để thọ thai.

Loại nghiệp lực thứ hai là mãn nghiệp. Mãn nghiệp chính là thiện và bất thiện trong đời quá khứ chúng ta đã tạo ra. Trong một đời này của chúng ta, nghèo giàu sang hèn, tất cả những chuyện gặp phải đó là mãn nghiệp.

Đã là nghiệp trong đời quá khứ đã tạo ra thì làm sao không nhận chịu chứ? Ngay trong khi nhận chịu, nếu thuận cảnh, thiện duyên chúng ta không khởi tham ái; nghịch cảnh, ác duyên cũng không sanh sân hận, thì nghiệp của chúng ta liền tiêu hết, nghiệp quá khứ đã tạo nhất định được tiêu hết. Nếu bạn không tiêu hết nghiệp quá khứ thì không ra khỏi ba cõi. 

Trích “Tín tâm dao động không thể vãng sanh (Phần 1)”. 

Trích lục từ Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...