“Nhĩ căn” là lỗ tai của ta,” viên thông” là tròn đầy, sáng suốt, thông tỏ. Nói đơn giản là biết nghe một cách tỉnh giác, trí tuệ, sáng suốt và thông tỏ. Ai có lỗ tai, thì sẽ nghe được mọi lời nói và âm thanh trong môt phạm vi nhất định. Nhưng có người không biết nghe và có người biết nghe:
Người không biết nghe là người để những lời nói những âm thanh không tốt, lọt vào lỗ tai ta, tác động tâm ý ta, khiến ta bực mình, tức giận, ưu phiền khổ não. Ví dụ, như tai của ta nghe lời nói xấu, đâm thọc, hoặc lời mắng chửi của người khác khiến ta tức giận rồi tự mình khổ đau. Nói dễ hiểu là ta bị nô lệ, bị sai sử bởi những ạm thanh xấu khi lọt vào tai ta. Người này thiếu trí tuệ, thiếu sáng suốt.
Quan Âm Bồ Tát nặng lòng nhân cứu đời
Người biết nghe là người không để những lời nói, những âm thanh không tốt tác động đến tâm ý, cảm xúc của ta, không bị sai sử bởi những lời nói và âm thanh xấu đó. Tức là người biết tỉnh giác, sáng suốt khi nghe, biết phân biệt, biết chọn lọc, đưa những lời hay, lẽ phải hướng thiện, thanh tịnh, giác ngộ của Phật, hiền thánh, thiện tri thức vào tâm mình.
Biết quán xét, biết thanh lọc, không giữ lại tâm ý mình những lời xấu ác, làm ô nhiễm tâm ý mình. Đương nhiên, muốn làm được điều này phải biết tu tập sửa đỗi hàng ngày, không phải bỗng dưng mà có được khả năng này. Quan Âm bồ tát biến những phiền não khổ đau của cái nghe thế gian, thành phương tiện nghe tiếng kêu cứu khổ đau của chúng sinh mà ra tay cứu giúp.
Tóm lại, ta học tập Quan Âm bồ tát một cách cụ thể như sau:
Một là tập lắng nghe nhiều hơn nói.
Hai là tập nghe một cách tỉnh giác sáng suốt, chú tâm và chân thành.
Ba là tập lắng nghe để hiều, để thương chứ không phải nghe để phán xét, để chỉ trích, hơn thua.
Bốn là tập nghe lời thiện, lời hay, lời giác ngộ và nghe mà không nhiễm ô, không đưa vào tâm những lời xấu ác.
Vì ta biết chỉ cần chúng ta biết cách lắng nghe một cách tỉnh giác thì đã làm cho cuộc đời của chúng ta, của người xung quanh và chúng sinh bớt khổ.
“Ai ơi tâm trạng ưu phiền
Dốc lòng chiêm ngưỡng tâm liền nhẹ lâng”