Tuy nhiên phương tiện vật chất cũng có mặt hại của nó đối với người nào thích hưởng thụ mọi khoái lạc ngũ dục. Cổ đức có dạy: “Tinh thần hưng vật chất suy mòn”. Do vậy, Tăng được mệnh danh là Trưởng tử Như Lai, phải có sự soi sáng tự khắc kỷ. Giữa xã hội văn minh hiện đại mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai phải làm những gì để gìn giữ giáo pháp trang nghiêm giáo hội.
Đúng vậy, người tu sĩ có điều kiện tiên quyết phải thông hiểu và hành trì được Tam Vô Lậu Học; tức là Giới, Định và Huệ. Nhơn giới sanh định, nhơn định phát huệ, đây là pháp tu cứu cánh giải thoát mà Phật đã dạy cho hàng Tỳ-kheo tu để ly nhiễm, ly dục sống đời sống Thiểu Dục Tri Túc, ly khổ được an vui giải thoát. Hàng Tăng Lữ nghiêm trì Giới luật làm mô phạm cho mọi người noi theo chánh pháp của Phật ngày càng toả sáng, làm lợi ích cho Nhơn Thiên và loài người. Tăng được mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai thì phải: “Tác như lai sứ, hành như lai sự” tức là thực hành giới thể thanh tịnh để thân tướng trang nghiêm, thúc liễm thân tâm trau dồi giới đức để hoàn thiện đời sống phạm hạnh. Làm cho mọi người nhìn thấy hoan hỷ và nhận biết rằng giới là hành rào ngăn chặn mọi điều tội lỗi, tịnh hoá thân tâm của chính mình một cách thiết thực, không huyễn hoặc làm mê lòng người. Giới có năng lực làm cho con người tránh dữ làm lành, cải tà quy chánh.
Người tu sĩ trong thời hiện đại có gìn giữ giới Luật thì mới nói phát huy mạng mạch Phật pháp lâu dài được. Làm lợi ích cho chúng sanh “Theo lời dạy trong quy sơn cảnh sách, giới luật còn thì Phật còn tại thế, giới luật mất cũng như Phật nhập niết bàn”. Phật dạy cho Tỳ-kheo làm: Này các Tỳ-kheo, các ông hãy tự thấp đuốc lên mà đi, lấy giới luật làm Thầy. Thật vậy, giới Luật là nhựa sống cho hàng Tăng lữ, giới không có giới hạn của thời gian và không gian. Giới được giữ gìn và thực hành khi vào đạo cho đến khi thành đạo vô thượng Bồ Đề.
Tuy nhiên, sự thực hiện Giới luật trang nghiêm thanh tịnh, tức là giữ gìn giáo pháp. Giáo pháp của Như Lai được phát huy và tồn tại mãi mãi trong nhiều thế hệ mai sau cũng như hiện tại không bao giờ hư hoại. Ngọn đuốc tuệ được thấp sáng trong lòng người tu Phật ngày càng sáng lạng. Người sống theo giáo pháp của Phât, người ấy luôn luôn đựơc vui và tắm mình trong ánh hào quang của Ngài. Thân tâm của mình an trú trong Thiền định. Như vậy, không bị vật chất làm ô nhiễm. Ngay nơi xã hội hiện đại phát triển mà không làm cho mình cuốn hút theo dục lạc thế gian. Người tu sĩ không hiểu cuộc đời một cách thông suốt không ngăn ngạy. Làm chủ thân tâm của mình cũng ví như ở trong xã hội đầy xa hoa cám dỗ mà không bị tác hại. Mà đời sống người tu được tự tại án lạc giải thoát một cách chân thật.
Do đó, vấn đề tu hành giữ thời văn minh chúng ta cần hành đúng luật nghi của Phật, dùng Giới làm hàng rào kiên cố, từ đó ta được sự an định từ Tướng đi vào Tánh. Thế nên ta được sự cân bằng của tâm thức, từ đó ta có sự sáng suốt nhận định tất cả hiện tượng mà không sai lệch về vật dục. Cho nên vật dục không có lỗi, vì vật dục không bắt con người làm điều sai trái mà chính con người quá tham đắm và say mê vật dục. Đây là động lực mà chúng ta không tỉnh ngộ, chính là mình tự hại mình vậy. Trưởng tử của Như Lai giữa xã hội hiện đại phải tu học đạt đến sự tu thân chứng lý, không trụ chấp vào hình tướng vật chất. Có như vậy người Tăng sĩ trong xã hội phát triển cực mạnh về vật dục nhưng không lay động ô nhiễm. Từ đây người tu sĩ mới có năng lực vô song, thắng được chấp trước tham đắm vật dục cũng như ái dục. Người tu phạm hạnh đứng vững trước sóng gió ngũ dục của thế gian não loạn tâm trí. Trưởng tử Như Lai thắng phục toàn bộ ma quân đem lại, để mặt trời trí huệ chiếu sáng khắp thế gian. Hơn nữa, người hành giả phải thực chứng tâm bi trí, xoá tan mọi bóng đêm tối tăm để xứng đáng là chúng Trung tôn trong thời đại thế kỷ XXI này. Cũng ví như sư tử vương đi trong đời không có chút rúng sợ hay khiếp đảm. Người tu chân chánh như thế mới có đủ oai đức chống chịu với bão tố phong ba của cuộc đời. Nơi đây hành giả mới thật sự tu chứng giới thể thanh tịnh trang nghiêm để giữ gìn Chánh pháp. Bởi vì giềng mối mạng mạch Phật pháp đều tập trung tại nơi đây làm căn bản. Hành hành giả có đủ tâm lực, bi lực, trí lực, năng lực kiện toàn thống nhiếp chúng ma tuyên dương diệu pháp thậm thâm vô tận để toả khắp muôn phương. Lại nữa đóng góp công sức vào việc giữ gìn chánh pháp. Muốn giữ giáo pháp của Phật được tồn tại lâu dài trên thế gian này, chúng ta phải theo lối mòn của Phật và các vị Bồ tát cùng các vị thánh Tăng. Cũng như các bậc Cao Tăng thiền đức và các bậc Tôn túc hiện nay đang gìn giữ giáo pháp trang nghiêm thanh tịnh mà ta đã thấy và đã theo học như hiện nay. Nếu trong thời buổi văn minh hiện nay người tu học dù có làm Phật sự hay trong hoàn cảnh nào chúng ta phải nên lấy Ba-la-đề-mộc-xoa làm y cứ. Mới là Trưởng tử của Như Lai.
Chúng ta đã đứng trong giới Tỳ-kheo là Trưởng tử Như Lai trước tiên ta phải là người mô phạm có giới Luật, có hành trì và đem giáo pháp đó bố giáo mọi nơi làm cho hạt bồ đề có dịp nảy mầm trên mảnh đất Tam Bảo. Tuy nhiên như thế chúng ta còn phải tiến đến hành giới Bồ-tát là: “Chỉ trì và tác trì” những gì có lợi ích cho chúng sanh mà không làm phạm giới.