Trang chủ Phật giáo Phật học Thực tập hạnh nguyện Bồ tát Quan Thế Âm, mở được cánh cửa “Phổ Môn”
Phật học

Thực tập hạnh nguyện Bồ tát Quan Thế Âm, mở được cánh cửa “Phổ Môn”

Chia sẻ
Thực tập hạnh nguyện Bồ tát Quan Thế Âm, mở được cánh cửa “Phổ Môn”
Chia sẻ

Quan Thế Âm Bồ Tát giữa đời thường

Nếu chúng ta thực tập nghe và nói theo hạnh Bồ Tát Quan Thế Âm, ta cũng sẽ có thể mở được cánh cửa Phổ Môn và mang niềm vui, an lạc đến cho bao người và làm vơi đi nỗi lầm than của họ.

“Hải chấn triều âm thuyết Phổ Môn

Cửu liên hoa lý hiện đồng chơn

Dương chi nhất đích chơn Cam Lộ

Tán tác sơn hà đại địa xuân.”

Phổ Môn vọng tiếng triều dâng

Bé thơ xuất hiện giữa lòng đoá sen

Cam Lộ một giọt rưới lên

Xuân về trên khắp mọi miền núi sông.” 

Tôi biết bài thơ đẹp này khi học Kinh Pháp Hoa ở tuổi mười sáu. Khi ta nghe “tiếng hải triều”, phép tu của Bồ Tát Quan Thế Âm, tượng trưng cho cánh cửa Phổ Môn, ta biến thành đứa bé sinh ra trong lòng hoa sen. Chỉ một giọt nước từ bi từ cành dương liễu của Bồ Tát, mùa xuân trở về trên trái đất khô cằn của chúng ta. Trái đất khô cằn tượng trưng cho thế giới của lầm than, đau khổ.

Giọt nước từ bi là sự tu tập tâm từ, tượng trưng bởi giọt nước trên cành dương liễu. Bồ Tát Quan Thế Âm được người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, và Nhật Bản miêu tả như một người cầm nhành dương liễu. Ngài nhúng nhành dương vào nước từ bi trong trái tim Ngài, nơi nào Ngài rảy nước ấy lên thì nơi ấy đều có sự hồi sinh.

Khi Ngài rảy nước Cam Lộ ấy lên những cành cây khô, chết, thì những cành cây ấy xanh tươi trở lại. Những cành cây chết cũng tượng trưng cho đau khổ, lầm than; cây cỏ xanh tươi tượng trưng cho sự quay về của an lạc. Chỉ cần một giọt nước ấy thôi, mùa Xuân đã trở về trên Đại Địa.

Trích trong sách “Để Có Một Tương Lai”. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...