Trang chủ Phật giáo Phật học Thời gian đi Kinh hành và lợi ích của Kinh hành
Phật học

Thời gian đi Kinh hành và lợi ích của Kinh hành

Chia sẻ
Thời gian đi Kinh hành và lợi ích của Kinh hành
Chia sẻ

1. Định nghĩa

Kinh (經) sợi chỉ dọc, 行 (hành: đi, tản bộ). Kinh hành là đi thẳng hay “đi tới đi lui” (走来走去) hay Thiền hành, tản bộ trong chánh niệm;

2. Địa điểm đi Kinh hành

Thiền giả đi tản bộ ở vùng đất trống (空曠之䖏) hoặc dưới một bóng râm (遮蔭的空地). Một minh chứng cho thấy, thời Phật đã có tinh xá, phòng ốc và ngài đi Thiền hành trong một giảng đường. Cụ thể Trường A-hàm, kinh văn số 5 nêu: “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi tịnh thất,  đang kinh hành thong thả trên giảng đường. Bà-tất-tra vừa trông thấy Phật liền vội vàng đến bảo Bà-la-đọa:

“Anh biết không, Như Lai hiện đang rời khỏi tịnh thất, kinh hành tại giảng đường. Chúng ta nên đến đó, hoặc có nghe Ngài dạy bảo điều gì chăng?” (*)

3. Thời gian đi Kinh hành

Kinh văn thường nêu: Phạn thực kinh hành (thọ trai xong, đi Thiền hành hay tản bộ). 

Tuy nhiên, Kinh Tiểu Duyên số 5 như mục 2 nêu trên, Đức Thế Tôn rời khỏi tịnh thất và đi tản bộ trên giảng đường. Điều này cho thấy, việc Thiền hành không chỉ “giới hạn” sau khi thọ trai xong, Thiền giả có thể tùy nghi ứng dụng kinh hành trong thời khóa tu tập.

4. Cách đi Thiền hành

Có 6 động tác chân để rải tâm trong Chánh niệm trong Thiền hành (minh họa 2 ảnh, 1 ảnh bản Anh, 1 ảnh bản Trung)

Thiền giả bước đi trong tư thế thông thả, chân trước và sau nhẹ, đều, không khoan cũng không nhặt.

Thiền hành là để quán sát hơi thở và kiểm soát tâm trong tỉnh thức thì việc đi quá nhanh hoặc lề mề sẽ dẫn tới có đi (hành) mà không có chất “Thiền” bên trong.

5. Lợi ích của Kinh hành

Nói về lợi ích của Thiền hành, Kinh và Luật có chút khác biệt. Có 5 lợi ích thường được biết đến, đó là:

a. Có sức chịu đựng cuộc đi xa (能堪遠行)

b. Có thể yên lặng suy tư (能靜思惟)

c. Ít bệnh tật (少病);

d. Tiêu hóa thức ăn dễ dàng (消食); e/ An trụ lâu trong thiền định (於定中得以久住)

(*) Tuệ Sỹ dịch, chú. ĐTKVN, Bộ A-Hàm – Trường A-hàm, 2007. HN: NXB Tôn giáo, trang 183.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...