Trang chủ Phật giáo Phật học Thế nào là tâm hiền lành?
Phật học

Thế nào là tâm hiền lành?

Chia sẻ
Thế nào là tâm hiền lành?
Chia sẻ

Là trong tâm không có ác độc, hung dữ hay nóng nảy. Người có tâm ác là người mà khi quá tức giận thì họ liền khởi lên suy nghĩ “cầu cho người này ra đường bị xe đụng chết đi cho rồi”, hoặc ai mắng chửi mình thì liền nghĩ “ai cắt lưỡi nó giùm”. Cái tâm muốn người khác bị tổn hại là tâm rất ác độc. Còn người không ác độc thì dù người khác có làm tổn hại hay xúc phạm đến mình thì họ cũng không hề nghĩ ác cho người kia, tức là trong tâm không muốn hại ai.

Hung dữ là thái độ sẵn sàng gây tai họa cho người khác, nếu bị người nói nặng là lập tức mắng chửi lại dữ dội hơn, hoặc nếu có người gây sự thì xông vào đánh ngay không cần suy nghĩ.

Không dám tự cao, sống hiền lành như đất bụi, lòng thanh thản an vui

Nóng nảy là trạng thái hay bị mất bình tĩnh do bực bội, khó chịu gây nên và thường dẫn đến những phản ứng mạnh, ai làm mình không vừa ý có thể la hét ầm ĩ. Ví dụ, có người nói nặng thì có thể mình chưa nói lại nhưng trong lòng rất bực dọc, khó chịu.

Để có được tâm hiền lành thì phải không còn tâm ác độc, hung dữ và nóng nảy. Mà muốn vậy thì chúng ta cần phải được thử thách, nếu ta sống trong nghịch cảnh mà vẫn không khó chịu, phản ứng lại hay có ý muốn hại người thì mới có thể thành tựu được tâm hiền lành.

Ví như có người đến mắng chửi xúc phạm mình thì chúng ta phải nhìn xem trong tâm có còn muốn người ta bị tai nạn không, có còn ý ác trong đầu không, có chửi lại người ta không, có động tâm sân giận lên không… nếu không có cả ba điều đó thì chúng ta được gọi là hiền lành.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...