Trang chủ Phật giáo Phật học “Thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng”
Phật học

“Thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng”

Chia sẻ
“Thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng”
Chia sẻ

Sân hận hành động như một cái kềm siết chặt những ai rơi vào sự chi phối của sân hận, và được xem là gây tai hại cho người đời.

Cho nên, tốt hơn là đừng nói lời thô ác đối với bất cứ ai, vì lời nói thô ác đem lại những lời thù hận và cho đến đao trượng chạm người.

Cho đến thiên chủ Đế Thích cũng khuyên chớ nên phẫn nộ, vì phẫn nộ nghiền người ác, như núi đá nghiền người.

Do vậy, bậc có trí “nhiếp phục giận với không giận”.

Những ai xứng đáng với danh xưng Bà-la-môn, phải thân thiện giữa thù địch, ôn hòa giữa hung hăng.

Ai chận được cơn giận đang nổi lên mới xứng đáng là bậc đánh xe, còn kẻ khác không làm được vậy, chỉ đáng gọi là người cầm cương hờ.

Thiên chủ Đế Thích khuyên chư Thiên chớ để phẫn nộ nhiếp phục, chớ để lòng sân chống đối sân hận, vì không phẫn nộ thì không làm hại mình, hại người, hại cả hai.

Bậc trí đã nhổ tận gốc phẫn nộ xứng đáng được tôn xưng là bậc Hiền thiện.

Người không phẫn nộ thật sự là người hòa bình.

Tệ hơn cả hai là người bị mắng, lại mắng trả.

Vị chiến thắng cả hai, chiến thắng mình và chiến thắng người, khi vị ấy tự chế, không mắng lại.

Tâm từ – Liệu pháp hóa giải sân hận

“Lửa nào bằng lửa tham,

Chấp nào bằng sân hận,

Lưới nào bằng lưới si,

Sông nào bằng sông ái”.

(Pháp Cú. 251)

 

“Cỏ làm hại ruộng vườn,

Sân hận hại người đời,

Bố thí người lìa sân,

Do vậy được quả lớn”.

(Pháp Cú. 357)

 

“Chớ nói lời ác độc,

Nói ác, bị nói lại,

Khổ thay lời phẫn nộ,

Đao trượng phải chạm người”.

(Pháp Cú. 133)

“Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, thiên chủ Đế Thích tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:

“Hãy nhiếp phục phẫn nộ,

Giữ tình bạn không phai,

Không đáng mắng, chớ mắng,

Không nên nói hai lưỡi,

Phẫn nộ nghiền người ác,

Như núi đá nghiền người”.

(Tương Ưng I. 305)

“Lấy không giận thắng giận,

Lấy thiện thắng không thiện,

Lấy thí thắng xan tham,

Lấy chơn thắng hư ngụy”.

(Pháp Cú. 223)

“Thân thiện giữa thù địch,

Ôn hòa giữa hung hăng,

Không nhiễm giữa nhiễm trước,

Ta gọi Bà-la-môn”.

(Pháp Cú. 406)

“Ai chận được cơn giận,

Như dừng xe đang lăn,

Ta gọi người đánh xe,

Kẻ khác, cầm cương hờ”.

(Pháp Cú. 222)

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa thiên chủ Đế Thích, tại Thiện pháp đường, muốn làm lắng dịu chư Thiên ở cõi Ba mươi ba, lúc ấy nói lên bài kệ này:

 “Chớ để lòng phẫn nộ,

Nhiếp phục chi phối ông.

Chớ để lòng sân hận,

Đối trị với sân hận.

Không phẫn nộ, vô hại,

Bậc Thánh thường an trú.

Phẫn nộ nghiền người ác,

Như núi đá nghiền người”.

(Tương Ưng I. 305)

“Chỉ ai đã cắt tiệt,

Nhổ tận gốc, đoạn trừ,

Người trí ấy diệt sân,

Đuợc gọi người Hiền thiện”.

(Pháp Cú. 263)

“Với vị không phẫn nộ,

Phẫn nộ từ đâu đến?

Sống chế ngự, chánh mạng,

Giải thoát nhờ chánh trí,

Vị ấy sống như vậy,

Đời sống được tịch tịnh.

Bị mắng phỉ báng lại,

Tệ hơn cả hai người,

Những ai bị phỉ báng,

Không phỉ báng chống lại,

Người ấy đủ thắng trận,

Thắng cho mình, cho người

Vị ấy tìm lợi ích,

Cho cả mình và người.

Và kẻ đã phỉ báng,

Tự hiểu, lắng nguôi đầu”.

(Tương Ưng I, 200).

Trích trong: Những Lời Dạy Của Đức Phật về Hòa Bình và Giá Trị Con Người .

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...