Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Thăm ngôi chùa đời Trần tại Hải Dương trong hương sắc mùa thu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa đời Trần tại Hải Dương trong hương sắc mùa thu

Chia sẻ
Thăm ngôi chùa đời Trần tại Hải Dương trong hương sắc mùa thu
Chia sẻ

Theo lời giới thiệu của trưởng thôn Vạn Tuế Nguyễn Đắc Hồng, chúng tôi có dịp đến vãn cảnh và chiêm bái chùa Linh Ứng tại thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (Hải Dương) vào những ngày cuối tháng 8.

Trong hương sắc dịu ngọt của tiết trời mùa thu, cảnh vật chùa Linh Ứng trở nên yên bình, tĩnh lặng tạo cho khách thập phương đến chiêm bái như hóa giải được bao phiền muộn, ưu tư, mệt mỏi để tâm hướng Phật. 

Ni sư Thích Đàm Lan trụ trì chùa Linh Ứng cho biết: chùa Linh Ứng được xây dựng cách đây trên 700 năm từ đời nhà Trần khoảng thế kỷ thứ XIII. Quy mô của chùa gồm chùa chính, nhà Tổ và nhà oản (sắp lễ). Chùa chính được xây theo hướng Tây Bắc gồm 8 gian, trong đó có 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, 5 gian nhà khách và 5 gian nhà Tổ. Chùa Linh Ứng được tọa lạc trên một gò đất cao giữa làng và trở thành khu tâm linh văn hóa của cả vùng. 

Do địa thế của ngôi chùa có nhiều thuận lợi, nên trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chùa Linh Ứng là nơi nuôi dấu cơ cở cách mạng hội họp. Đặc biệt tại hậu cung của chùa có một căn hầm bí mật của cán bộ Việt Minh hoạt động. Tháng 4 năm 1945 Thực dân Pháp tiến hành càn quét vào làng, tiến hành lùng sục tại chùa. Sau khi không tìm thấy cán bộ Việt Minh và cơ sở hoạt động, Thực dân Pháp đã bắn chết hai vãi trông chùa và bắn hỏng quả chuông chùa để không còn tín hiệu báo động cho cách mạng. 

Do chiến tranh tàn phá. Trong các năm 1978, 1982, 1986, 1996 và năm 2012,  Ni sư Thích Đàm Lan cùng nhân dân, phật tử và con dân cháu làng đã phát tâm công đức tu bổ, trùng tu chùa ở các hạng mục: Sửa mái chùa, thay gỗ, xây tường bao, xây các ban, nâng toàn bộ các chân cột chính trong chùa, xây nhà khách, ốp lát nền chùa, xây cổng và tháp chuông với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng.  

Hiện nay chùa Linh Ứng còn lưu giữ được một số hiện vật cổ như: quả chuông, 28 pho tượng bằng gỗ được sơn son thiếp vàng, các mảng trạm khắc lá hoa long trên các xà và vỉ kèo.  

Mỗi khi khách thập phương đến chiêm bái luôn cảm nhận được sự an bình, tĩnh tâm và hoan hỉ.

Đức Tùy

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...