Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Thăm chùa Đại Bi nơi đất Tổ Vua Hùng
Chùa Việt

Thăm chùa Đại Bi nơi đất Tổ Vua Hùng

Chia sẻ
Thăm chùa Đại Bi nơi đất Tổ Vua Hùng
Chia sẻ

Bên dòng sông Lô cuồn cuộn chảy, khi chúng tôi vừa bước tới bậc thềm đá dẫn lên cổng chùa, đàn chim bồ câu vô tư nhặt thóc dưới gốc cây đại, như chẳng bận tâm đoàn khách đến viếng thăm.

Đền Tam Giang, chùa Đại Bi được xây dựng theo kiến trúc “tiền Thần, hậu Phật”, tọa lạc tại ngã ba Hạc – hợp điểm Tam Giang, là nơi hợp lưu của ba dòng sông là sông Thao, sông Đà, sông Lô, một trong những danh thắng của vùng đất Tổ Hùng Vương.

Ngã ba hợp lưu đó tạo nên dòng trong, dòng đục, nước sông rộng mênh mông như biển cả, xa xa tả có Tam Đảo, hữu có Ba Vì, hai bên bờ là làng mạc, ruộng vườn tươi tốt, bến sông thuyền bè tấp nập vào ra…

Vùng đất này tương truyền là nơi tụ nhân, tụ thủy, tụ khí, buôn bán kinh doanh sầm uất với nhiều di tích lịch sử văn hóa, gắn liền với những sự tích từ thời vua Hùng dựng nước Văn Lang.

Qua cửa Chùa, trước ban Tam Bảo cùng những pho tượng cổ, ta như bỏ lại phía sau bao lo toan, muộn phiền thế tục để nhất tâm hướng Phật. Bên thềm đá trước sân chùa, cây gạo cổ thụ sừng sững giữa đất trời, phía trước là dòng Lô cuộn chảy. Phong cảnh chốn Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi thật linh thiêng giữa trời mây sông nước.

Gian Chính điện Tam Bảo

Bên cạnh Chùa Đại bi là Đền Tam Giang, ngôi đền cổ xưa, thờ nhân vật lịch sử huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước là Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương (tên húy là Thổ Lệnh), là thần làng Bạch Hạc – thần sông Bạch Hạc. Trong đền còn thờ nhân vật lịch sử triều Trần là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu. Đền được xây dựng vào giữa thế kỷ 7 (năm 650). Phía dưới chân đền ven bờ sông Lô, tương truyền còn ghi dấu ấn bước chân người Việt cổ lưu lại chốn này.

Theo nhiều tài liệu khảo cứu, cụm di tích này còn lưu giữ được hệ thống cổ vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật phong phú. Tiêu biểu như bia đá “Hậu thần bia ký” (năm 1818); chuông đồng “Thông Thánh Quán Chung Ký” (niên đại 1830). Đặc biệt quý giá là những bài minh chuông gắn liền với ngôi đền Tam Giang đó là thác bản chuông “Thông Thánh Quán” (năm 1321, đời vua Trần Minh Tông) và “Phụng Thái Thanh từ” (niên đại Gia Long năm thứ 17).

Đó, như những cứ liệu lịch sử giá trị giúp nghiên cứu nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần, là những di sản văn hóa quý giá góp phần quan trọng khẳng định giá trị của cụm di tích.

Cùng vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng, rất nhiều du khách đến thưởng ngoạn đền Tam Giang – chùa Đại Bi mà đông nhất là dịp đầu năm, lễ hội Đền Hùng.

Hải Thanh

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...