Trang chủ Phật giáo Phật học Tánh biết và tướng biết
Phật học

Tánh biết và tướng biết

Chia sẻ
Tánh biết và tướng biết
Chia sẻ

Còn cái biết thông qua tưởng, thông qua định danh thì cái biết đó không thuộc về tánh biết nữa mà thuộc về tướng biết.

Ví dụ như thấy một bông hoa liền biết nó là hoa hồng chẳng hạn. Thì cái biết hoa hồng này thuộc về tướng biết. Còn thấy nó chỉ là nó, không thêm không bớt, thấy như thực cái đang là đó. Thì cái thấy này thuộc tánh biết. Thấy liền biết.

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa biết của tướng và biết của tánh. 

Cái biết của tánh vốn sẵn có nơi mỗi chúng sanh, không phải dụng công mà có được. Nó luôn đó, luôn như như – như thế. Cái biết của tánh luôn như nên vượt thoát đến đi, có không, sanh diệt, thường đoạn, trong ngoài… vượt thoát không thời.

Cái biết của tướng biết thì luôn trong vòng sinh-diệt, có-không, đến-đi, bị chi phối bởi thời gian & không gian, và luôn phụ thuộc vào những qui ước của tâm thức cộng đồng.

Tánh biết bao trùm tướng biết. Vì vậy chúng ta có thể đi từ tướng biết để chạm vào tánh biết gọi là “Tùng tướng nhập tánh”.

Khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) sanh ra sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Sáu thức sinh ra mà chỉ dừng ngay biết thôi không thêm không bớt thì cái biết đó hồi qui về tánh biết.

Ví như tai nghe tiếng chim hót, trong khoảnh khắc đang là đó nhĩ thức xuất hiện nhưng không định danh đây là tiếng hót của chim gì, tiếng này hay hoặc dở… thì nhĩ thức hồi qui về tánh biết.

Còn tai vừa nghe tiếng nhĩ thức xuất hiện nhưng không dừng ở chỗ biết tiếng đó mà bắt đầu nhận định xem đây là tiếng chim gì, tiếng hót này hay hay dở… thì cái biết nghe đó đã rơi vào trong tướng biết.

Như vậy để sống với tánh biết thì trong cái nghe chỉ là nghe, trong cái thấy chỉ là thấy… mà không thêm không bớt, chỉ nghe thấy như nó đang là.

Tánh biết vốn tự nhiên

Sẵn có chẳng cần thiền

Sáng trong và thuần tịnh

Sống được hết đảo điên…

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...