Trang chủ Phật giáo Phật học “Tâm vững vàng an ổn như núi thì không gì lay chuyển được”
Phật học

“Tâm vững vàng an ổn như núi thì không gì lay chuyển được”

Chia sẻ
“Tâm vững vàng an ổn như núi thì không gì lay chuyển được”
Chia sẻ

Thời công nghệ điện toán, công nghệ AI, đa số mọi người đều có smartphone, có thể tiếp cận nhiều thông tin toàn cầu và có thể bày tỏ ý kiến quan điểm, thái độ của mình về con người, cuộc sống, xã hội tôn giáo tín ngưỡng….

Đương nhiên là về cùng một đối tượng, sẽ có nhiều quan điểm thái độ ngược chiều nhau: Có người thích thì nói tốt và những người không thích thì sẽ nói xấu. 

Đức Phật, kinh điển, giáo lý của Phật giáo ngày được nhiều người trên khắp thế giới quan tâm, học hỏi, tu tập theo vì những ưu việt mang bản chất trí tuệ, từ bi, nhân văn.

Bên cạnh đó, có những người không thích

Không thích vì nhiều động cơ lý do phức tạp

Khi đã không thích thì sẽ tìm cách nói xấu, chỉ trích

Quan trọng là tâm thế tiếp nhận của Phật giáo

Niềm tin vào Đức Phật

Khi xưa thời còn tại thế, đức Phật và các vị Thánh tăng từng bị vu oan, nói xấu, chửi mắng, chỉ trích….Nhưng cuối cùng đều quy phục trước tâm từ bi, sức nhẫn nại và trí tuệ của đức Phật.

Có lần đức Phật và chư Tăng đi khất thực bị các Bà la môn chửi mắng gay gắt, đức Phật và chư Tăng vẫn thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ông Cù-đàm có điếc không? ….

– Ta không điếc.

– Ông không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy, về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì ông tự nhận về

Người ta kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận bất an

Như vậy khi nghe những lời mắng chửi cuồng dại vô minh của chúng sanh Ngài không chấp không để tâm.

Còn chúng ta do còn si mê, tham chấp chỉ một lời nói nặng nói xấu, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên.

Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm, như thế mới được an lạc.

Trong kinh Tứ thập nhị chương, Phật dạy người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc.

Cho nên nếu có nghe ai nói xấu, chỉ trích, vu oan Phật giáo chúng ta nên khởi tâm từ bi thương họ vô minh, sẽ có quả báo không tốt.

Phật giáo tốt hay xấu không phải vài lời chửi mắng vu vạ chỉ trích mà thành xấu. Chân lý vĩ đại của đức Phậtkhông phải vì vài ba câu vu vơ mà bị xói mòn. Giá trị của Phật giáo vượt không gian thời gian không phải vài ba câu vớ vẩn mà bị lu mờ.

Đóng góp vĩ đại của Phật giáo cho nhân loại hơn 2500 năm nay không phải chê bai vài câu mà người ta không nhớ đến.

Nếu trong Phật giáo có một ít người, nhất là những người nổi tiếng, có những phát ngôn thiếu trí tuệ, chánh niệm bị người ta chỉ trích, chế giễu cũng là bình thường.

Tốt thì người ta nói tốt, xấu thì người ta bảo xấu, điều này vô cùng bình thường. Kể cả những người có động cơ bất thiện, mình tốt, họ tìm mọi cách bảo là xấu thì cũng bình thường.

Khi Tăng Ni Phật tử nỗ lực tu tập tốt hơn, đạo đức, trí tuệ tăng lên, phát huy mạnh mẽ tinh thần của đức Phật, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn thì tự nhiên chẳng ai còn tâm trí nói xấu Phật giáo nữa.

“Cái gì là lõi cây sẽ có giá trị mãi mãi”

Tâm vững vàng an ổn như núi thì không gì lay chuyển được.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...