Trang chủ Phật giáo Phật học Tại sao có người niệm Phật hiệu quả, có người niệm cả đời vẫn là tuỳ nghiệp lưu chuyển
Phật học

Tại sao có người niệm Phật hiệu quả, có người niệm cả đời vẫn là tuỳ nghiệp lưu chuyển

Chia sẻ
Tại sao có người niệm Phật hiệu quả, có người niệm cả đời vẫn là tuỳ nghiệp lưu chuyển
Chia sẻ

Bởi vì bạn đối với thánh hiệu A Di Đà Phật liễu giải không rõ ràng, cho nên không viên mãn. Nếu như bạn đối với thánh hiệu A Di Đà Phật liễu giải thấu triệt rồi, thì dừng ở danh hiệu A Di Đà Phật là đại viên mãn. Lời nói này, cách nói như thế nào? Khi chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ, chúng tôi đã từng nói, danh hiệu A Di Đà Phật là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện. Nguyện thứ 18 đã bao hàm rất viên mãn 47 nguyện khác, thiếu một nguyện thì nguyện thứ 18 sẽ không viên mãn.

Hôm nay, từ Nhật Bản truyền đến “Bản nguyện niệm Phật”, chỉ chấp trước nguyện thứ 18, còn 47 nguyện khác đều không cần nữa, vậy thì nguyện thứ 18 tan vỡ rồi. Giống như xây nhà vậy, nhà quan trọng nhất là mái nhà, không có mái nhà thì đâu có thành nhà được? Mái nhà phải cần bao nhiêu trụ, bao nhiêu xà mới chống nó lên được? Nay trụ, xà đều không cần nữa, chỉ có cần mái nhà thì có được không? Sai rồi! Họ không hiểu đạo lý này. Thêm nữa, căn bản của 48 nguyện là toàn bộ kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Hay nói cách khác, xa rời kinh Vô Lượng Thọ thì 48 nguyện cũng tan vỡ mất. Kết cấu khung của toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ ở đâu vậy? Ở kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Sau đó bạn mới biết, một câu danh hiệu này, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Một câu danh hiệu này đều bao gồm tất cả mọi thiện pháp thế xuất thế gian ở trong đó. Cho nên, tôi nói bạn chấp trì danh hiệu không viên mãn, đạo lý là ở chỗ này.

Chấp trì danh hiệu ở mức thấp nhất là bạn phải ứng dụng thập thiện nghiệp đạo, đoạn thập ác, tu thập thiện nghiệp, thì niệm Phật mới sinh ra tác dụng. Nếu không thể đoạn ác, tu thiện thì câu Phật hiệu này là niệm suông, đại đức xưa gọi là “Đau mồm, rát họng cũng uổng công”. Lời này là thật, không phải giả. Tại sao có người niệm Phật có hiệu quả, nhưng có người niệm Phật cả đời vẫn là tùy nghiệp lưu chuyển vậy? Mấu chốt này là ở “biết” với “không biết”. Biết, nói thực ra rất đơn giản, không khó, đối nhân xử thế tiếp vật hoàn toàn dùng thập thiện, nghiêm túc tu thập thiện, nhất định phải đoạn ác, thì chúng ta niệm một câu danh hiệu này chắc chắn vãng sanh, chắc chắn thành công. Quí vị nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ.

A Di Đà Phật là người đại thiện đứng đầu của thế xuất thế gian. Lời nói này cũng không phải tôi nói, mà là Phật Thích Ca Mâu Ni nói ở trong “Kinh Vô Lượng Thọ”. Ngài tán thán Phật A Di Đà là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đây chính là người đại thiện đứng đầu của thế xuất thế gian. Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán như vậy, trên thực tế, chính là đại biểu tán thán chung cho mười phương ba đời tất cả chư Phật. Tâm hạnh của chúng ta bất thiện thì làm sao có thể tương ưng với Phật A Di Đà được? Niệm một câu “A Di Đà Phật” này không tương ưng, cho nên bạn niệm không có hiệu quả. Những người niệm có hiệu quả đó, bạn quan sát tỉ mỉ, họ đều là người có tâm địa và hành vi lương thiện, vậy mới có thể vãng sanh.

Niệm Phật có công phu thật hay không, một chiêu cuối cùng hoàn toàn hiển lộ ra rồi. Bạn sống ở thế gian, bạn dùng đủ thứ phương tiện thiện xảo để che đậy người, lừa gạt người. Người ta gọi bạn là người thiện, bạn có được danh dự tốt, chưa chắc là sự thật, phải xem cách chết của bạn như thế nào. Một chiêu đó là không thể lừa người, công phu đích thực là xem ở chỗ này. Bạn ra đi rất tự tại, đi rất tự nhiên thì bạn là công phu thật. Nếu bạn ra đi có đau khổ, ra đi rất khó chịu thì bạn là đồ giả, bạn không phải thật. Một chiêu này không thể làm giả, không thể lừa người. Cho nên, chúng ta bất luận đối với xuất gia hay tại gia, công phu tu hành của bạn đến một chiêu cuối cùng toàn bộ đều lộ rõ. Cả đời có thể che đậy người, nhưng một chiêu cuối cùng không thể lừa người.

Trích từ bài giảng Kinh thập thiện nghiệp đạo (tập 76)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...