Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Suy nghĩ trước khi tự nguyện
Kỹ năng

Suy nghĩ trước khi tự nguyện

Chia sẻ
Suy nghĩ trước khi tự nguyện
Chia sẻ


Nhiều người cho rằng, nếu họ đồng ý làm tất cả mọi thứ thì họ sẽ gây được sự chú ý, được khen thưởng và thăng chức. Điều đó không đúng. Người quản lý thông minh sẽ dùng chiêu tâm lý “tôi sẽ làm việc đó”, và bạn sẽ bị quá tải, bị lợi dụng và đánh giá thấp.

Vì vậy, trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Bạn có thể đặt ra cho bản thân những câu hỏi như sau:

– Tại sao người này muốn tìm người làm tự nguyện?

– Việc đó sẽ có lợi gì cho kế hoạch của tôi?

– Nếu tôi tình nguyện làm, sếp sẽ nghĩ gì?

– Nếu tôi không làm, mọi người nghĩ tôi thế nào?

– Liệu đó có phải việc chán đến nỗi không ai muốn làm không?

– Đó có phải là người thực sự cần sự giúp đỡ của tôi để chia sẻ gánh nặng công việc không?

Đó cũng có thể là một công việc tẻ nhạt đến nỗi chẳng ai muốn làm và bằng cách xung phong làm việc đó, sếp bạn sẽ nghĩ tốt về bạn bởi cho rằng bạn có khả năng chấp nhận thử thách, sẵn sàng xắn tay áo vào làm việc.

Mặt khác, họ có thể nghĩ rằng chỉ số IQ của bạn có vấn đề. Nếu bạn xung phong làm việc lấp chỗ trống của ai đó, họ sẽ nghĩ bạn là người chuyên đi lấp chỗ trống. Nhưng bạn cũng có thể xây dựng được cảm tình khi giúp người đang thực sự cần giúp đỡ.

Hãy cẩn thận và chọn thời điểm thích hợp. Không có ích gì khi xung phong làm việc nếu điều đó có nghĩa bạn sẽ trở thành một con khỉ trong mắt người khác. Bạn sẽ chỉ làm khi bạn chắc chắn rằng bạn không bị coi là ngớ ngẩn, bạn sẽ có một lợi ích gì đó hoặc làm người bạn giúp thay đổi suy nghĩ về bạn.

Trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, hãy suy nghĩ kỹ càng

Nhưng cũng cần lưu ý rằng đôi khi dường như bạn “phải” tự nguyện làm mà không cần phải giơ tay xung phong hay bước lên phía trước. Những lúc đó tất cả đồng nghiệp của bạn đồng thời lùi về phía sau, để bạn lại đó và bạn “phải” tự nguyện làm việc đó mặc dù bạn không có ý định này.

Khi chuyện này xảy ra lần đầu tiên, bạn hãy chấp nhận và làm công việc đó, nhưng chớ để việc này xảy ra một lần nữa. Trong lần kế tiếp, tai bạn phải “bắt sóng” nhạy hơn, đoán được ý tưởng của tập thể và phải chắc chắn rằng, bạn sẽ bước lùi về phía sau cùng với họ. 

Bài viết cùng chuyên mục
KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS
Kỹ năng

KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS

Dưới đây là bản kế hoạch A-Z siêu thực tiễn dành cho...

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG
Kỹ năng

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG

🎯 Mục tiêu: 🗓 THÁNG 1: KHỞI ĐỘNG – ĐẶT NỀN TẢNG...

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng...

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...