Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Sức mạnh của chữ “tôi” trong lãnh đạo
Kỹ năng

Sức mạnh của chữ “tôi” trong lãnh đạo

Chia sẻ
Sức mạnh của chữ “tôi” trong lãnh đạo
Chia sẻ


Diễn giả Scott Schwertly, CEO công ty Ethos3 Communications – công ty quốc tế chuyên đào tạo và thiết kế các chương trình diễn thuyết có trụ sở tại Mỹ – cho rằng chữ “I” (tôi) chính là tượng trưng cho 4 nguyên tắc đặc biệt của một nhà lãnh đạo thành công.

Ideation (Phát huy ý tưởng): Việc truyền cảm hứng được bắt đầu từ những ý tưởng.

Là nhà lãnh đạo, bạn phải sáng tạo ra một ý tưởng nào đó, dù lớn hay nhỏ, đặt nó lên bàn họp và dũng cảm, quyết đoán biến ý tưởng thành hiện thực.

Information (Thông tin, kiến thức): Tính sáng tạo rất cần thiết trong việc thể hiện mình nhưng kiến thức và những thông tin bạn có còn cần thiết hơn.

Mọi người bỏ thời gian để nghe bạn trình bày ý tưởng, do đó hãy “đầu tư” cho nó thật chất lượng, hãy “dạy” người khác những kiến thức mới, cung cấp những thông tin có giá trị.

Integrity (Trung thực): Đây cũng chính là cái tâm của nhà lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo, bạn đừng bao giờ để mất lòng tin của nhân viên.

Impact (Tầm ảnh hưởng): Bạn cần phải tạo ảnh hưởng đến mọi nhân viên. Điều này không chỉ giúp nhân viên phục vụ tốt công việc cho bạn mà còn giúp bạn gìn giữ nhân tài tốt hơn.

Cũng theo Scott Schwertly, sẽ rất khó lãnh đạo những người không tin tưởng bạn cũng như không thể xây dựng lòng tin nếu không biết cách nuôi dưỡng nó.

Ông giúp bạn nhận biết chính mình bằng cách đặt 3 câu hỏi đơn giản:

1. Bạn hiểu mình? Hãy thử hỏi bản thân: “Tại sao tôi đeo đuổi công việc và cuộc sống?” và “Tôi đang diễn vai nào trong cuộc đời mình?”.

Tìm được câu trả lời sẽ giúp bạn làm sáng tỏ và xâu chuỗi những trải nghiệm bản thân, từ đó bạn sẽ đạt được những mục tiêu mong muốn.

2. Bạn biết cách lắng nghe người khác? Hầu hết các nhà lãnh đạo đều nghĩ rằng không phát biểu đồng nghĩa với việc đang lắng nghe nhân viên. Nhưng cần lưu ý: lắng nghe nhân viên chỉ là bước khởi đầu.

Bạn có lắng nghe nỗi lo lắng, khát vọng của họ? Khi bạn bắt đầu lắng nghe với một tình cảm chân thành, bạn mới thật sự bắt đầu tiếp nhận thông tin từ họ.

Từ đó, nhân viên mới hiểu sự quan tâm của bạn dành cho họ, và họ sẽ sẵn sàng ủng hộ bạn.

3. “Tỷ lệ thể hiện sự cảm kích” của bạn? Khen ngợi là cách tạo ra giá trị công việc và niềm vui cho con người dễ dàng nhất.

Nó truyền sức mạnh cho nhân viên, giúp mọi người vượt qua những rào cản và vượt chỉ tiêu mong đợi. Bạn hãy đếm nhẩm lại tỷ lệ này trong quá khứ và ghi nhớ: đừng bao giờ kiệm lời khen ngợi người khác.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...