Trang chủ Phật giáo Phật học Sứ mệnh của đạo Phật
Phật học

Sứ mệnh của đạo Phật

Chia sẻ
Sứ mệnh của đạo Phật
Chia sẻ

Tùy khả năng tu học và hoàn cảnh mình đang sống, chúng ta có thể bằng khẩu giáo hay thân giáo góp phần làm tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, việc truyền bá cần theo tinh thần khế lý khế cơ hay bất biến tùy duyên. Khế lý là phù hợp với chân lý bất biến của nhân sinh vũ trụ, khế cơ là phù hợp với căn cơ và thời đại mà tùy nghi sử dụng phương tiện, để ai cũng có thể thấm nhuần và tu tiến. Người truyền bá Phật pháp lúc nào cũng linh động nhưng không bao giờ nói sai chân lý. Nhưng ngược lại, nếu nói đúng với chân lý mà không thích hợp với thính chúng thì cũng khó thuyết phục, khó đưa chánh pháp thấm sâu vào lòng người, khó giúp đương sự tu hành có kết quả.

Ví dụ, người Đông phương thường sống với nội tâm, nhịp sống chậm rãi nên thường ưa thích những pháp môn thâm sâu, có căn bản hoặc tuần tự từ thấp lên cao. Người Tây phương lại khác, quen với nhịp điệu hối hả, mong có kết quả nhanh chóng nên thích hợp với các phương pháp làm giảm căng thẳng thần kinh hoặc giúp an lạc ngay trong hiện đời. Những người sơ cơ chưa hiểu sâu giáo lý thường ưa nghe về tội phước, nhân quả, nghiệp báo… Người có trình độ nghiên cứu cao hơn lại rất tâm đắc về những đề tài Vô thường, Vô ngã, Duyên sinh… Đặc biệt, đối với những Phật tử vừa uyên thâm giáo lý vừa có công phu tu hành chuyên sâu, đây là mảnh đất tâm trù phú để gieo chủng tử vô lậu, là những người có thể gánh vác trọng trách tự lợi lợi tha, tự giác giác tha. 

Thuyền bè hay ngọn đuốc sáng là cứu tinh cho những người sắp chết đuối hoặc đang bị lạc vào rừng rậm thâm u. Nhưng nếu lên thuyền mà không chèo, có đuốc soi đường mà không đi, thì biết bao giờ thoát nạn? Giáo lý nhà Phật thậm thâm vi diệu, muôn kiếp khó tìm, chúng ta được nghe và hiểu đúng Phật pháp là điều hy hữu. Đã có duyên sâu dày, chúng ta càng nên nỗ lực tu hành, tùy duyên theo hoàn cảnh riêng. Bao nhiêu sóng gió trở ngại trong đời, ta kham nhẫn chịu đựng rồi yên ổn vượt qua, vì ta đã có hướng đi, có mục đích cao cả là chuyển hóa bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc và góp sức cải thiện xã hội. Bằng những việc cụ thể làm lợi mình lợi người như thế, chúng ta đã biết đền ơn chư Phật một cách thiết thực và đầy đủ ý nghĩa. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...