Trang chủ Phật giáo Phật học Sáu cõi chúng sinh luân hồi theo luật nhân quả là gì?
Phật học

Sáu cõi chúng sinh luân hồi theo luật nhân quả là gì?

Chia sẻ
Sáu cõi chúng sinh luân hồi theo luật nhân quả là gì?
Chia sẻ

Nếu tạo nhân tốt, thì Luân hồi đến cảnh giới giàu sang, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân tội ác, thì Luân hồi đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn tật, sự nghiệp khi thăng khi giáng, lúc thịnh lúc suy.  

Bước đầu học Phật: Luân hồi là gì? Động cơ của luân hồi

Sau đây là những cảnh giới mà một chúng sinh có thể bị hay được nhập vào, tùy theo nghiệp nhân mà mình tạo:  

1. Địa ngục: Tạo nhân sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người, phải Luân hồi vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở.

2. Ngạ quỷ: Nhân tạo tham lam, bủn xỉn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưu sâu, kế độc, để cướp đoạt của người, sau khi chết, Luân hồi làm ngạ quỷ.

3. Súc sinh: Tạo nhân si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dở, tốt xấu, chết rồi, Luân hồi làm súc sinh.

4. A Tu La: gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh, vừa cương trực, mà cũng vừa độc ác. Mặc dù có làm những điều phúc thiện, nhưng tính tình hung hăng nóng nảy vẫn còn, lại thêm tà hiến, si mê, tin theo tà giáo. Tạo nhân như vậy, kết quả sẽ Luân hồi làm A Tu La, gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều.  

5. Loài người: Tu nhân Ngũ Giới: Không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không dối trá, không rượu trà say sưa, thì đời sau trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật.  

6. Cõi trời: Bỏ mười điều ác tu nhân Thập thiện (bài sau sẽ nói rõ) thì sau khi chết, được sinh lên cõi trời. Nhưng nên nhớ cõi trời nầy cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sinh tử, Luân hồi.

Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sinh tử Luân hồi, và đến bốn cõi Thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật, thì phải tu nhân giải thoát.  

Trích từ: ” Phật Học Phổ Thông”. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...