Trang chủ Kiến Thức Pháp Luật Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền cha mẹ đối với con
Pháp Luật

Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền cha mẹ đối với con

Chia sẻ
Quyền bình đẳng giữa cha và mẹ trong việc thực hiện quyền cha mẹ đối với con
Chia sẻ

Quyền được làm cha mẹ là một quyền nhân thân quan trọng của con người, gắn liền với từng người, bình đẳng như nhau giữa nam và nữ, được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

2.3.1. Quyền được làm cha mẹ

Quyền được làm cha mẹ là một quyền nhân thân quan trọng của con người, gắn liền với từng người, bình đẳng như nhau giữa nam và nữ, được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để cá nhân thực hiện  quyền đó.  Quyền làm cha mẹ gắn liền với những thiên chức tự nhiên của người đàn ông và phụ nữ, đặc biệt là quyền  mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng không thể thay thế được của người phụ nữ. Thiên chức đó của người mẹ được luôn pháp luật thừa nhận và bảo vệ vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống của dân tộc, của nhân loại. Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định cha hoặc mẹ đều được nhận con ngoài giá thú nhưng phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở. Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính thức. Con nào cũng vậy, đối với mỗi người cha, người mẹ, chúng là những “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Bên cạnh đó, những gia đình hiếm muộn hoặc gia đình neo người, muốn nhận nuôi con nuôi thì việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ. Như vậy, thiên chức làm cha, mẹ của người đàn ông cũng như của người phụ nữ đều bình đẳng như nhau và được pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện.

2.3.2. Quyền sinh con

Quyền sinh con được pháp luật quy định và  bảo đảm thực hiện đối với vợ chồng có quan hệ  hôn nhân hợp pháp và đối với cả người phụ  nữ  độc  thân. Con được sinh ra trên cơ sở hôn  nhân hợp pháp hoặc ngoài quan hệ hôn nhân đều có quyền lợi như nhau. Để bảo vệ quyền  của trẻ em, quyền làm cha, làm mẹ, pháp  luật HN&GĐ quy địnhchế định xác định cha, mẹ, con. Chế định này hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả người cha người mẹ, nhưng trước hết là lợi ích của đứa trẻ.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài:    

2.3.3. Trách nhiệm như nhau của cha mẹ đối với con

Công ước CEDAW đã khẳng định: “Thừa  nhận trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng trong việc  nuôi dạy  và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp” (điểm b Điều 5). Điều đặc biệt quan trọng là Công ước đã chỉ rõ: “Quyền và trách nhiệm như nhau với vai trò làm cha mẹ trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào” (điểm d  Điều 16). Như vậy trách nhiệm của cha mẹ  đối với con là như nhau trong mọi trường hợp: khi hôn nhân đang tồn tại,  sau khi  li hôn, khi không có quan hệ hôn nhân hoặc trong hôn nhân trái pháp luật. Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: 

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Đồng thời, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng quy định con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Bài viết cùng chuyên mục
Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn...

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?
Pháp Luật

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì...

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023
Pháp Luật

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023

Khi làm việc lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng...

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023
Pháp Luật

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023

Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023
Pháp Luật

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023

Một trong những quy định của bộ luật lao động được người...

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023
Pháp Luật

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi...

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ
Pháp Luật

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các...

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023
Pháp Luật

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023

Sau quá trình đấu thầu, nhà thầu sau khi trúng thầu sẽ...