Phật học

Quay về nương tựa

Chia sẻ
Quay về nương tựa
Chia sẻ

Chúng ta gọi đó là hải đảo tự thân, là hải đảo của bình an, của niềm tin, của vững chãi, thảnh thơi và thương yêu. Chúng ta có thể quay về đó để nương tựa. Chúng ta không cần đi tìm ở một nơi nào khác. Hãy là hải đảo cho chính mình.

Chúng ta luôn muốn được an toàn, muốn được bảo hộ, muốn được bình yên. Vì vậy mỗi khi lâm vào tình trạng bất an, rối loạn, quá tải hoặc khổ đau, chúng ta phải thực tập quay về nương tựa Bụt trong ta. Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có Phật tính, đó là khả năng định tĩnh, hiểu biết và từ bi, là khả năng quay về nương tựa nơi hải đảo an toàn của tự thân để có thể duy trì tình thương, an lạc và hy vọng. Thực tập như vậy, chúng ta trở thành một hải đảo bình an đầy lòng yêu thương và chúng ta có khả năng gây nguồn cảm hứng cho những người khác cùng thực tập như vậy.

Thực tập

Hãy sử dụng bài thi kệ này để quay về với chính mình, bất kể là chúng ta đang ở đâu:

Quay về nương tựa, hải đảo tự thân

Chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần

Hơi thở là pháp, bảo hộ thân tâm

Năm uẩn là tăng, phối hợp tinh cần

Thở vào, thở ra

Là hoa tươi mát

Là núi vững vàng

Nước tĩnh lặng chiếu

Không gian thênh thang.

Chúng ta giống như một chiếc thuyền đang vượt đại dương. Nếu thình lình gặp một cơn bão mà mọi người trên thuyền đều sợ hãi, hoảng loạn thì thuyền sẽ bị lật úp. Nhưng nếu có một ai đó trên thuyền giữ được bình tĩnh thì người đó sẽ giúp cho những người khác bình tĩnh theo. Nhờ vậy mà mọi người trên thuyền có hy vọng. Ai là người có thể giữ được sự điềm tĩnh trong tình huống hiểm nghèo đó? Mỗi người trong chúng ta đều là người đó. Chúng ta phải nương tựa vào nhau.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...