Trang chủ Phật giáo Lời phật dạy Quá khó để nhận ra mọi thứ đều không phải của tôi
Lời phật dạy

Quá khó để nhận ra mọi thứ đều không phải của tôi

Chia sẻ
Quá khó để nhận ra mọi thứ đều không phải của tôi
Chia sẻ

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các ông.

Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông? Sắc, thọ, tưởng, hành và thức, không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc.

Ví như, này các Tỷ kheo, có người gom cành, lá của Jetavana này đem đốt hay tùy duyên sử dụng. Các ông có nghĩ rằng đem đốt hay tùy duyên sử dụng chúng tôi?

Thưa không. Vì sao vậy? Vì những cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, những cái ấy không thuộc tự ngã chúng con.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, sắc, thọ, tưởng, hành và thức, không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, các ông sẽ được hạnh phúc, an lạc

.(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Không phải của các ông [lược], Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.67)

Phật dạy về năm thứ tạp uế trong tâm

Lời bàn: 

Tuệ giác về duyên sinh pháp cho thấy vạn sự vạn vật đều tồn tại trong quan hệ hỗ tương, làm điều kiện cho nhau hình thành và hoại diệt. Do đó, không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên đời là vĩnh hằng, thường trụ, thuần nhất và bất biến cả. Ngay đến bản thân con người, sinh mạng chúng ta đang hiện hữu đây cũng không phải của mình đích thực, thì nói chi đến những vật ngoài thân.

Con người là hợp thể của năm uẩn gồm thân thể (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), tư duy (hành) và nhận thức (thức). Dưới ánh sáng của thiền quán duyên sinh, con người là một sinh thể do năm uẩn này hòa hợp mà thành. Đã là hòa hợp tất không có ngã tính hay linh hồn bất tử nơi con người. Vậy, tôi hay của tôi chỉ là sự chấp thủ do vô minh và tham áisâu dày che lấp. Chính sự chấp thủ về tôi và của tôi là cơ sở, cội nguồn của mọi khổ đau.

Nhìn sâu hơn, mỗi thành phần của hợp thể năm uẩn cũng do nhiều nhân duyên khác tạo nên. Đơn cử như thân thể (sắc) phát triển nhờ thức ăn từ bên ngoài, cảm giác (thọ) được tạo ra khi hội đủ duyên tiếp xúc giữa các giác quan (căn) và đối tượng giác quan (trần). Quán chiếu sâu sắc vào chính bản thân mình, chúng ta sẽ thấy được sự thật của “cái tôi” là duyên sinh, vô ngã.

Vì thế Đức Phật dạy chúng ta hãy từ bỏ năm uẩn. Từ bỏ ở đây chính là không chấp thủ, càng buông xả thì con người càng được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Vì nghiệp lực và vô minh che lấp, con người luôn chấp thủ “cái tôi” và tin tưởng vào sự nắm giữ và làm giàu có “cái của tôi”, xem như đó là nền tảng của hạnh phúc. Nhưng sự thật không phải như vậy, càng nắm giữ thì con người càng khổ đau.

Do vậy, tuệ giác thiền quán vô ngã là liệu pháp duy nhất để hướng đến hạnh phúc, an vui đích thực.

Bài viết cùng chuyên mục
Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc...

Bảy loại phước xuất thế gian
Lời phật dạy

Bảy loại phước xuất thế gian

“Một thời Phật du hóa Câu-xá-di, ở tại vườn Cù-sa-la. Bấy giờ,...

Lời Phật dạy về lòng tham của con người
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Quả báo nhãn tiền vì lòng tham Lòng tham của con người...

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm
Lời phật dạy

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm

Lòng từ bi trong tu tập đạo Phật Một thời Thế Tôn...

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika....

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ
Lời phật dạy

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ

Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu...

Tránh dục như tránh lửa
Lời phật dạy

Tránh dục như tránh lửa

Ý nghĩa chính yếu mà kinh văn chương này khắc họa là...

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc
Lời phật dạy

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Vướng vào “tham, sân, si” đã làm cho tôi đau khổ. Vì...