Trang chủ Phật giáo Phật học Phương pháp siêu độ người thân khi đã qua đời
Phật học

Phương pháp siêu độ người thân khi đã qua đời

Chia sẻ
Phương pháp siêu độ người thân khi đã qua đời
Chia sẻ

Người mất trong 49 ngày rất trông mong người thân làm phước

1. Là đại Thánh Nhân khi vừa đứt hơi thì liền lên Trời để hưởng thiên phước. Hoặc là người niệm Phật được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thì vừa đứt hơi liền tức khắc đi ngay.

2. Là người đại ác tạo tội Vô Gián địa ngục, nên chẳng có cách khoảng, vừa đứt hơi thì rơi xuống địa ngục liền.

Ngoài 2 hạng người này ra thì tất cả mọi người sau khi chết đều trải qua thời kỳ thân trung ấm. Đức Khổng Tử trong Dịch Kinh thì gọi thân trung ấm này là du hồn, bởi vì tánh hoạt động của nó rất lớn, tốc độ cũng rất nhanh, nó chẳng cố định một chổ, thường bay qua bay lại, cho nên gọi nó là du hồn rất có đạo lý.

Người thế gian gọi thân trung ấm này là linh hồn, vậy là sai rồi. Vì sao lại sai? Vì nó có linh đâu, nếu như nó linh còn phải đi đến tam ác đạo để mà đầu thai hay sao? Nhất định chẳng chọn tam ác đạo. Do đó, thân trung ấm này chỉ có thể gọi là mê hồn mà thôi, là mê hoặc điên đảo, một tí cũng chẳng linh.

Trong 49 ngày này, cứ mỗi 7 ngày là 1 chu kỳ. Trong mỗi một chu kỳ này họ rất là đau khổ. Cho nên, chúng ta phải vì họ mà tụng Kinh, niệm Phật, hồi hướng để giúp họ giảm thiểu đau khổ. Làm thất là do đây mà có. Nếu như công đức ta làm đó càng là chân thật, chân thành thì họ nhận được đó là thọ thắng diệu lạc, quả thật có thể giúp họ lìa khổ được vui, đây là tự tha lưỡng lợi.

Cho nên, các bạn đồng tu cần phải biết rằng, tuyệt đối chẳng phải chỉ làm thất đầu và thất cuối, còn các thất giữa thì không cần làm là sai. Mỗi một thất đều cần phải làm. Cũng chẳng phải nói người già qua đời mới phải làm thất, còn trẻ con thì không cần làm thất. Người già và trẻ con đều chịu đau khổ như nhau, trong Kinh chẳng có phân biệt giữa người già và trẻ con. Đây đều là do người thế gian hư vọng phân biệt mà thôi.

Trong 49 ngày này thù thắng nhất chính là mỗi ngày chúng ta đều vì họ tụng Kinh, đều vì họ niệm Phật hồi hướng. Nếu như chính mình có thể tụng Kinh, niệm Phật, hoặc có thể hợp bạn bè thân thích lại vì người chết mà tụng 1 thời Kinh, niệm 1 thời Phật hiệu thì quá tốt.

Nếu như mình không biết về Kinh điển thì hãy mời vài vị pháp sư đến thay cho chúng ta tụng niệm. Khi pháp sư tụng Kinh thì chúng ta nương theo họ cùng tụng, tâm địa chân thành mới có được lợi ích chân thật. Nếu như chỉ có miệng mà không có tâm thì Kinh tụng đó đều là vô ích, chẳng thể giúp ích gì được cho người đã chết.

Bên cạnh việc tụng Kinh, niệm Phật hồi hướng, chúng ta nếu có điều kiện thì nên tu thêm thật nhiều điều phước thiện như: phóng sanh, cứu tế cho người nghèo, cúng dường Tam Bảo, in Kinh ấn tống, quyên góp xây dựng cầu đường, xây dựng chùa chiền, ăn chay….Sau đó mỗi ngày đều hồi hướng tất cả phước đức này đến cho người đã chết. Được như vậy mới có thể giúp cho người chết không rơi vào tam ác đạo, có thể tái sanh vào Nhân, Thiên hai đường.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...