Trang chủ Phật giáo Phật học Phật sẽ thành nghĩa là sao?
Phật học

Phật sẽ thành nghĩa là sao?

Chia sẻ
Phật sẽ thành nghĩa là sao?
Chia sẻ

Khi mà Tổ Huệ Khả cầu đạo với Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngài đã quỳ ba ngày ba đêm ở ngoài tuyết lạnh. Sau đó rồi Tổ Bồ Đề Đạt Ma mới có sự cảm thông và cũng thấy là đến giây phút để trao chuyền chánh Pháp cho Tổ Huệ Khả. Tổ Bồ Đề Đạt Ma mới bước ra hỏi rằng “ông đến đây để làm gì?“ Tổ Huệ Khả trả lời con đến đây để cầu Pháp giúp cho tâm con được an”. 

Tổ Bồ Đề Đạt Ma mới nhìn Tổ Huệ Khả trong sự tĩnh lặng tuyệt đối của tánh giác và hỏi Tổ Huệ Khả rằng “ông đem cái tâm bất an của ông ra đây tôi sẽ an tâm cho ông”. 

Và ngài quay lại tìm cái tâm bất an ngay nơi chính mình, ngài tìm không ra nói “bạch Thầy con tìm không ra cái tâm bất an của con”. Thì lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma mới nói “Ta đã an tâm cho ông rồi đó”. Lúc đó Tổ Huệ Khả ngộ.

Giây phút tổ Huệ Khả ngộ cũng là giây phút của sự tự tại, giây phút không còn chướng ngại nữa. Và mỗi mỗi chúng ta trong giây phút này cũng đang tự tại như tổ Huệ Khả.

Ngay vị trí tâm giác ta luôn tự tại.

Ngay vị trí tâm giác có cái gì vướng bận ta không? Ngay vị trí giác ta luôn biết mọi cái đến đi, tốt xấu phải quấy nhưng không có gì ngăn mé, không có gì vướng bận hết. Tâm Giác chính là con người chân thật của chính ta và con người giác đó luôn tự tại trong mỗi thời khắc.

Nhận ra con người luôn tự tại đó thì ta đã đi sâu vào trí tuệ đáo bỉ ngạn, trí tuệ bát nhã rồi đó. Nhưng mà chưa nhận ra thì cũng không sao, không có vấn đề gì hết bởi vì Đức Bổn Sư Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã khẳng định cho tất cả chúng ta một điều chắc thật đó là “ta là Phật đã thành còn các con là Phật sẽ thành”. 

“Ai cũng đều sẵn Phật Tánh trong người”

Một hạt bắp nó chỉ trở thành cây bắp khi nó có cái nội dung bắp ở trong nó. Thì ta cũng tương tự. Đức Phật nói là ta sẽ thành Phật nghĩa là ta đã có cái gì đó ở trong ta là nhân cho việc thành Phật? cái nhân đó chính là tánh Phật ở trong chúng ta. Tánh Phật chính là tánh giác đó.

Thành ra bây giờ ta chưa giác cũng không sao, rồi ta sẽ giác. Và chúng ta phải tin tuyệt đối vào điều đó. Ta buông hết những niềm tin giới hạn của ta xuống. Ta buông hết những điều mà ta đã được tiếp nhận, đã được học hỏi xưa nay rằng chỉ có những người đại căn, đại trí, những người kiệt xuất, những người đặc biệt nào đó mới giác ngộ được chân lý mà người đó không phải là bản thân chúng ta thì đó chính là niềm tin giới hạn.

Chính niềm tin giới hạn này lại trở thành những chướng ngại cho ta trên hành trình tìm về lại trí tuệ bát nhã ba La mật đa, trên hành trình tìm về con người chân thật của chính ta.

Niềm tin giới hạn mà ta vô tình bị cài đặt trong những bước đầu tìm học Phật đó sẽ phủ nhận đi con người chân thật mà đức Phật đã khẳng định cho mỗi chúng ta rằng chúng ta là Phật sẽ thành.

Phật sẽ thành nghĩa là sao? Điều này có nghĩa là bản chất Phật đang có sẵn trong mỗi chúng ta chỉ cần đánh thức cái chất Phật này thì ta sẽ thành Phật.

Còn bây giờ các bạn nghe tôi nói các bạn sẽ thành Phật, năng lực của một vị Phật đang có sẵn đủ đầy trong bạn và chờ bạn đánh thức, chờ bạn thức tỉnh thì bạn liền không dám nhận, phải vậy không?

Ta không dám nhận vì xưa nay ta được trao truyền như vậy, ta đã bị cài đặt như vậy ngay từ buổi đầu tìm đến Phật Pháp rằng ta phải tu tập vô lượng kiếp mới có thể giác ngộ, phải làm đủ mọi loại công Đức mới đủ Phước để giác ngộ, và chưa có ai nói với ta rằng ngay trong đời này, ngay kiếp này nếu gặp đúng minh sư, gặp đúng vị thầy đã khai ngộ thì chính ta cũng có thể được giác ngộ.

Tất cả chúng ta đều có hạt giống Phật, đều có phẩm chất của một vị Phật bên trong. Chỉ cần ta thức tỉnh được vị Phật ở bên trong chính mình thì chắc chắn ta sẽ trở thành Phật, trở thành người giác ngộ. Và chúng ta phải tin chắc điều này. Không có được cái niềm tin này thì ta không thể đi xa được.

Không có được cái thấy này thì trí tuệ Bát nhã không thể khai mở trong ta được bởi vì mỗi người trong chúng ta dù có nhận ra hay không nhận ra thì trí tuệ bát nhã vẫn đang diễn ra, vẫn đang hiển bày.

Nếu mà không có trí tuệ Bát nhã này làm sao các bạn nghe được những âm thanh của tôi đang nói, làm sao các bạn nghe được tiếng chim đang hót?

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...