Trang chủ Phật giáo Phật học Phật nói kinh giới đức hương
Phật học

Phật nói kinh giới đức hương

Chia sẻ
Phật nói kinh giới đức hương
Chia sẻ

Có ba loại hương: 

Hương rễ cây,

Hương cành cây,

Hương hoa cây.

Ba loại hương nầy chỉ bay xuôi theo chiều gió, không thể bay ngược gió. Chẳng biết có loại nhã hương nào bay xuôi gió, ngược gió không? Hiền giả A Nan nhàn cư một mình tư duy qua điều ấy, nhưng không biết rõ nghĩa lý. Ngài bèn đứng dậy đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật bạch rằng: Con ngồi một mình suy nghĩ thế nầy:

Có ba loại hương:

Hương rễ cây,

Hương cành cây,

Hương hoa cây.

Ba loại hương nầy chỉ bay xuôi theo chiều gió không thể bay ngược gió. Chẳng biết có loại nhã hương nào bay xuôi gió, ngược gió không? Phật bảo A Nan: Lành thay! Lành thay! Đúng như lời ngươi hỏi, có loại hương chơn chánh bay ngược gió, bay xuôi gió. A Nan bạch Phật: Con muốn nghe biết loài hương ấy. Phật dạy: Nếu ở nơi thành nước xóm làng nào có người thiện nam thiện nữ tu hành thập thiện: Thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Miệng không nói dối, nói hai lưỡi, nói thêm bớt, nói lời hung ác. Ý không tật đố, không sân hận, si mê. Sống cuộc sống nhơn từ đạo đức có lễ tiết. Người ấy được vô số Sa Môn Phạm Chí ở phương đông ca tụng đức hạnh. Các Sa Môn Phạm Chí nơi những phương còn lại như Nam Tây Bắc bốn góc trên dưới cũng ca ngợi đức hạnh người ấy rằng: Nơi thành nước xóm làng đó có người thiện nam thiện nữ, vâng làm mười điều thiện phụng thờ tam bảo, hiếu thuận nhơn từ đạo đức ân nghĩa, không mất lễ tiết. Hương ấy, gọi là hương bay xuôi theo chiều gió ngược lại chiều gió, xông khắp cả muôn nơi, mười phương đều ca ngợi đức hạnh và được nương nhờ. Bấy giờ Phật nói bài tụng rằng:

Tuy có hương hoa đẹp

Không thể xông ngược gió

Dầu là loại Chiên Đàn

Mưa rưới tất cả hương

Chí tánh hay hòa nhã

Hương ấy bay ngược gió

Chánh sĩ đại trượng phu

Xông khắp cả mười phương

Mộc Mật và Chiên Đàn 

Sen xanh, mưa các hương

Tất cả loại hương nầy

Giới hương rất vô thượng

Để sánh người thanh tịnh

Hành sự không phóng dật

Không rõ đường tắc nầy

Chẳng biết lối quay về

Đường nầy an vui mãi

Đường nầy rất vô thượng

Dứt hẳn các nguồn dơ

Ngăn dẹp sạch lưới ma

Dẫn lên nhà Phật đạo

Được trí tuệ vô cùng 

Lấy đây nói nghĩa kinh 

Trừ sạch tất cả tệ. 

Phật bảo A Nan: Làn hương ấy phân bủa khắp, không bị ngăn ngại bởi núi Tu Di trời đất sông ngòi, không ngăn ngại bởi bốn đại đất nước gió lửa, thông đạt tám phương, hai phương trên dưới cũng vậy. Vô lượng cõi nước đều ca ngợi đức hạnh ấy. 

– Thân không sát sanh, đời đời trường thọ, không bị hoạnh tử. 

– Người không trộm cắp, đời đời giàu có, của cải không bị thất thoát, chỉ lấy việc bố thí làm gốc. 

– Người không dâm sắc, kẻ khác không xâm hại vợ con, sở tại hóa sanh trong hoa sen. 

– Người không nói dối thì hơi miệng thường thoảng ra hương thơm, nói ra lời chi ai cũng tin nhận. 

– Người không nói hai lưỡi thì gia đình thường hòa hợp, không bị chia lìa. 

– Người không nói lời thô ác thì ngôn từ biện tài thông đạt. 

– Người không nói thêm bớt thì nói ra lời gì người nghe đều trưng cầu tin tưởng, trân quí tiếp nhận. 

– Người không tật đố, thì đời đời thân tướng đoan trang ai thấy cũng sanh lòng quí mến. 

– Người trừ được ngu si, thì phát sanh trí tuệ, ai cũng muốn đến thưa thỉnh hỏi han. 

– Người xả bỏ tà kiến thì thường ở trong chánh đạo, tùy theo những gì có được đều tự nhiên sanh trưởng. Vì thế phải bỏ tà theo đạo chơn chánh nhiệm mầu. 

Phật dạy như thế các Thầy Tỳ kheo nghe xong vô cùng hoan hỷ làm lễ lui ra. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...