Phật học

Pháp cú dụ kinh

Chia sẻ
Pháp cú dụ kinh
Chia sẻ

– Quần áo mặc nhơ bẩn.

– Hoa trên đầu (mũ) héo.

– Đổ mồ hôi nách.

– Thân thể hôi thối.

– Không thích chỗ ngồi của mình.

Với năm tướng này mà Thiên vương Đế Thích tự biết phúc của mình sắp hết. Thế nên ngài hết sức buồn bã.

Rồi ngài tự nghĩ thầm:

“Trong ba cõi, ai có thể cứu ta thoát khỏi khổ ách? Duy chỉ có Đức Phật mà thôi”.

Nghĩ như vậy xong ngài liền vội đến chỗ của Đức Phật. Khi ấy Đức Phật đang ngồi thiền và nhập Phổ Tế Chính Định trong một hang đá ở trên núi Thứu Phong. Khi thấy Phật, Thiên Đế cúi đầu, rồi đỉnh lễ sát đất, với lòng chí thành mà Quy y Phật Pháp Tăng. Đương lúc Thiên Đế vẫn còn chưa đứng dậy thì mệnh hết, thần thức hốt nhiên bay đến nhà của một người thợ gốm, rồi vào trong bụng của một con lừa mẹ để làm con.

Bấy giờ con lừa mẹ tự làm cho dây buộc bị lỏng ra, nó chạy bừa vào chỗ đồ gốm mới nặn chưa nung, dẫm nát các thứ đồ gốm đó. Lúc ấy, người chủ thấy vậy đánh đuổi nên nó liền sẩy thai. Nhờ đó mà thần thức của Thiên Đế liền trở về, nhập lại vào trong thân cũ. Năm đức trời trở lại, tăng thêm phúc thọ, lại làm Thiên Đế.

Khi ấy Phật vì Thiên Đế từ chánh định mà ngợi khen rằng:

“Lành thay, Thiên Đế! Ông đã ở khoảnh khắc cuối cùng trước khi lìa đời mà có thể Quy y Tam Bảo. Do nghiệp tội đã hết nên ông không còn phải chịu khổ nữa.”

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Mọi sự vật vô thường

Đó chính là những pháp hưng suy

Chợt sinh ra rồi lại chợt chết đi,

Tịch diệt mới là vui vĩnh viễn.

Cũng ví như người thợ gốm,

Trộn đất nặn thành các đồ vật.

Tất cả rồi cũng sẽ vỡ nát,

Mạng sống con người cũng như vậy!

Khi nghe kệ xong, vị Thiên Đế biết được trọng yếu của vô thường, thông đạt sự biến đổi của phúc cùng tội, và hiểu rõ căn gốc của pháp hưng suy. Rồi ngài nương theo Pháp tịch diệt, hoan hỷ phụng trì, và đắc Quả Nhập Lưu.

Trích từ “Lục đạo tập” 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...