Trang chủ Phật giáo Lời phật dạy Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau
Lời phật dạy

Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau

Chia sẻ
Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau
Chia sẻ

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka. Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala đi đến, bước vào tịnh thất, cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ kheo sống ở đây hành trì phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến trọn đời. Bạch Thế Tôn, ngoài đây ra con không thấy có một hội chúng nào khác phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến như vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy vua chúa cãi lộn với vua chúa, Bà la môn cãi lộn với Bà la môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè v.v…

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ kheo sống với nhau hòa thuận, thân thiết, không cãi lộn với nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính.Bạch Thế Tôn, ngoài đây ra con không thấy có một hội chúng nào khác phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh đến như vậy.

(ĐTKVN, Kinh Trung Bộ II, kinh Pháp Trang Nghiêm [lược], VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.613)

Phật dạy về ba loại bệnh của người tu

Lời bàn:

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Dưới sự dìu dắt của Thế Tôn, hội chúng Sangha thanh tịnh và hòa hợp đã tạo ra một đoàn thể có sắc thái riêng khác biệt hoàn toàn với các hội chúng Bà la môn ồn ào, tạp thoại. Chính vua Pasenadi, người có uy lực nhất xứ Kosala phải kinh ngạc và thán phục trước sự nhiếp hóa của Thế Tôn cũng như sự thanh tịnh tuyệt đối của Tăng đoàn.

Điều mà vua Pasenadi trải nghiệm được là mọi người khó có thể sống hòa hợp với nhau, cho dù đó là những người có uy quyền (Sát đế lợi), những bậc tri thức và lãnh đạo tinh thần (Bà la môn) và ngay cả những người ruột thịt mà chúng ta yêu thương nhất cũng thường xảy ra bất đồng, xung đột. Do vậy, xây dựng được một hội chúng lý tưởng như Sangha là điều khó làm.

Ngày nay, lục hòa không còn được ứng dụng triệt để trong đời sống Tăng đoàn, vì thế rất khó xây dựng được hội chúng lý tưởng, thanh tịnh và hòa hợp như thời Thế Tôn. Đó là một sự thật mà chúng ta cần nhìn nhận để nỗ lực xây dựng, tịnh hóa Tăng đoàn trong bối cảnh những rạn nứt, đổ vỡ trong các hội chúng Tỷ kheo ngày càng gia tăng. Thiết lập tinh thần sống chung an lạc trong các hội chúng là một trong những phận sự quan trọng để xây dựng Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hợp.

Bài viết cùng chuyên mục
Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc...

Bảy loại phước xuất thế gian
Lời phật dạy

Bảy loại phước xuất thế gian

“Một thời Phật du hóa Câu-xá-di, ở tại vườn Cù-sa-la. Bấy giờ,...

Lời Phật dạy về lòng tham của con người
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Quả báo nhãn tiền vì lòng tham Lòng tham của con người...

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm
Lời phật dạy

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm

Lòng từ bi trong tu tập đạo Phật Một thời Thế Tôn...

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika....

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ
Lời phật dạy

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ

Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu...

Tránh dục như tránh lửa
Lời phật dạy

Tránh dục như tránh lửa

Ý nghĩa chính yếu mà kinh văn chương này khắc họa là...

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc
Lời phật dạy

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Vướng vào “tham, sân, si” đã làm cho tôi đau khổ. Vì...