Trang chủ Phật giáo Phật học Oai nghi của người xuất gia
Phật học

Oai nghi của người xuất gia

Chia sẻ
Oai nghi của người xuất gia
Chia sẻ

Trong nhà Phật thì tất cả mọi cử chỉ đi đứng ngồi nằm, nói năng đều phải đúng như pháp. Nhà Phật lưu truyền rộng rãi 4 oai nghi, bao quát cả 4 phương diện. 

Đi, ý nói người tu tập, trong cử chỉ bước đi, tâm không hướng theo ngoại cảnh, không có vội vàng, luôn ở trong chánh niệm để thành tựu tam muội, đúng như pháp mà đi. 

Đứng, ý nói người tu tập, không đứng phi thời, giả như có đứng thì phải đúng chỗ, thường nhớ nghĩ việc cúng dường Tam bảo, khen ngợi kinh pháp, rộng vì người giải nói, tư duy nghĩa kinh, như pháp mà đứng. 

Ngồi, ý nói người tu tập, kết già ngồi yên, xem xét thật tướng, bặt dứt hết các sự lo nghĩ, vắng lặng rỗng rang, oai nghi đoan chánh, như pháp mà ngồi. 

Nằm, ý nói người tu tập, không nằm phi thời vì để điều nhiếp thân tâm, giả như nằm thì nghiêng hông bên phải, không quên chánh niệm, tâm không mờ tối, như pháp mà nằm. 

Người xuất gia ngoại trừ 4 oai nghi nói trên thì trong sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều khuôn phép, ý nói trong mỗi cử chỉ động niệm điều hợp với oai nghi. 

Việc tụng niệm những bài kệ này nhằm thể hiện tinh thần đại thừa Phật giáo, cầu nguyện cứu độ chúng sanh trong mọi thời khắc. 

Sự nghiệp của người học Phật là để giải thoát, có tâm cung kính thì thành tựu được nhân cách đạo đức. Nếu oai nghi chưa am tường, mà có thể tự tu tự đắc, thâm nhập Phật đạo, thì thật hiếm thấy. Do vậy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải giữ gìn chánh niệm, thực tập oai nghi trong mọi thời khắc. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...