Trang chủ Phật giáo Phật học Nương tựa Tam bảo là gốc vạn thiện
Phật học

Nương tựa Tam bảo là gốc vạn thiện

Chia sẻ
Nương tựa Tam bảo là gốc vạn thiện
Chia sẻ

Anh kia có 4 người bạn.

– Người thứ nhất anh rất thân thiết, hầu hạ không nỡ trái ý. Áo đẹp, món ăn ngon, đi chơi nhất nhất phải chiều chuộng mà như thế quanh năm trọn đời.

– Người thứ hai anh rất quý mến, chẳng dám rời xa dù chỉ một ngày.

– Người thứ ba anh quý như ruột thịt như chân tay nhưng lâu lâu có thể xa cách dăm tháng vài năm.

– Còn bạn thứ tư thì anh bận lắm, nếu đến anh tiếp, không đến thì thôi.

Ngày kia có việc Vua sai lính đến, bắt anh bỏ ngục. Bạn thứ nhất trả lời: “Trong việc này tôi bất lực”. Bạn thứ hai lạnh như tiền, đi chơi với người khác. Bạn thứ ba khóc thương tha thiết đưa anh đến tận cửa quan rồi đành trở về. Bạn thứ tư vừa nghe tin vội len lỏi tìm cách tới bệ rồng xin cho anh trắng án.

Nhớ đến Tam bảo trong giờ phút cuối đời

Phật dạy: “Thế gian ai cũng có 4 người bạn này”.

Một là thân báo chướng, chúng ta cứ nhận là mình, nó đòi ăn, đòi mặc, đòi quần áo, tắm rửa, giày dép, nhà cửa, đi chơi… trọn đời chúng ta nô lệ. Tới ngày đại hạn Vua Diêm Vương cho Quỷ-sứ tới thâu tinh thần đi cõi khác thì ngay lúc ấy nó tan rã trả về cho đất.

Hai là tiền bạc, là chỗ chúng ta nương cậy trọn đời chẳng dám tạm lìa, nhưng tới ngày đại hạn Vua Diêm Vương cho Quỷ-sứ tới bắt thì lạnh như tiền, nó theo người khác.

Ba là tình ái, cha mẹ vợ con bạn bè họ hàng, chúng ta nương cậy tận tình. Thiếu tình ái người thế gian cho là bạc phận. Tới ngày đại hạn, Diêm Vương cho quỷ tới bắt. Thân bằng quyến thuộc rũ tóc khóc thương đưa đến tận mô, chắp tay lễ bái. Nhất từ vạn kiếp chia ly. Chẳng còn bao giờ tái ngộ.

Bốn là việc thiện. Chúng ta đủ duyên thì làm, không duyên thì thôi, chẳng mấy quan trọng. Nhưng ngày đại hạn, Diêm Vương sai bắt nếu có phước nhiều ắt được siêu thoát.

Vì thế người đời phải mau giác tỉnh biết thân mạng, tài sản, tình ái không phải là nơi nương tựa lâu dài mà quay về nương tựa Tam-bảo là gốc vạn thiện.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...