Trang chủ Phật giáo Phật học Niệm Phật chính là tự hành hóa tha
Phật học

Niệm Phật chính là tự hành hóa tha

Chia sẻ
Niệm Phật chính là tự hành hóa tha
Chia sẻ

Lão Hòa thượng Hải Hiền, 92 năm một câu Phật hiệu chưa từng quên mất, ngài là một câu tiếp nối một câu, ngài đã thành tựu, thành tựu của ngài là dựa điều này.

Người đời chúng ta nói ngài có thọ mạng dài, thọ mạng dài là do A Di Đà Phật cho ngài. Ngài nhiều lần thỉnh cầu Phật tiếp dẫn ngài, Phật nói với ngài: Con tu hành không tệ, con nên trụ lại vài năm, làm tấm gương cho đệ tử nhà Phật, làm tấm gương cho người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.

Đức Phật giữ ngài trụ ở thế gian, vì sao vậy? Bởi ngài một câu Phật hiệu chưa từng ngừng lại. Khi ngủ thì tạm gián đoạn, tạm ngừng lại, lúc thức dậy thì tiếp tục. Khi làm việc, nếu công việc không cần suy nghĩ thì vẫn niệm, còn công việc cần phải suy nghĩ thì tạm ngừng niệm, làm xong việc rồi, lại đề khởi Phật hiệu, vậy thì được rồi. Ngài làm tấm gương cho chúng ta.

Những điều vi diệu trong cuộc đời của cố Hòa thượng Hải Hiền

Chúng ta cũng phải phát nguyện làm tấm gương cho đồng tu niệm Phật, giống như Lão Hòa thượng Hải Hiền, vậy thì quý vị phải nhẫn chịu khổ nạn ở thế gian này, Phật sẽ cho quý vị thọ mạng dài, thọ mạng dài này thì có giá trị, vì sao vậy?

Quý vị niệm Phật chính là tự hành hóa tha, niệm Phật được lợi ích chính mình vãng sanh, người khác thấy được quý vị là tấm gương tốt, đó là hóa tha, tự tha lưỡng lợi. Tự tha lưỡng lợi chính là Bồ-tát, không phải là người phàm.

Hoàn cảnh hiện nay, thật sự là khổ không nói nên lời, xã hội động loạn, thiên tai nhân họa, nơi đâu cũng có, phát sinh bất cứ lúc nào.

Người sống tại thế gian này không có được cảm giác an toàn, bất kể là giàu nghèo sang hèn, mọi người đều cảm nhận được, cảm thấy không an toàn. Cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, lại làm ra tấm gương tốt cho người khác xem, thì Phật và Bồ-tát gia trì quý vị, thiên long hộ pháp cũng gia trì quý vị.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...