Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Nhược điểm của người tìm việc
Kỹ năng

Nhược điểm của người tìm việc

Chia sẻ
Nhược điểm của người tìm việc
Chia sẻ

 

 

Phần lớn hồ sơ xin việc đều có quá nhiều thông tin thừa. Qua thực tế các cuộc phỏng vấn tại Hội chợ Việc làm (HCVL), các nhà tuyển dụng đều có chung nhận định: Phần lớn người tìm việc còn quá yếu trong các kỹ năng tìm việc.

Hồ sơ được trình bày một cách máy móc, rập khuôn

“Hầu hết hồ sơ đều không tạo được một ấn tượng gì hơn là một sự cẩu thả, thiếu chuẩn bị. Quá nhiều thông tin thừa, song những thông tin mà nhà tuyển dụng (NTD) cần thì lại không có. Hơn một nửa thông tin trình bày trong đơn xin việc lặp lại ở sơ yếu lý lịch” – ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Phòng Kiểm toán Công ty KPMG, đã có nhận xét chung với tất cả hồ sơ như vậy. Sở dĩ có tình trạng trên là do người tìm việc không chịu suy nghĩ để tự trình bày, chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch. Phần lớn họ rập khuôn hoàn toàn theo những mẫu đơn xin việc sẵn có ở ngoài thị trường. Do đó, hồ sơ xin việc của họ đã không có được những thông tin về năng lực cũng như những kinh nghiệm của bản thân. Những thông tin về gia đình, quá khứ của người lao động (NLÐ) lại quá nhiều. Thông tin về tình trạng, khả năng hiện tại của NLÐ thì lại thiếu, trong khi đây mới là cái mà NTD quan tâm nhất.

Ông Nguyễn Hồng Sơn khuyên: “Ở thời điểm hiện nay, một vị trí được rao tuyển đôi khi có hàng trăm hồ sơ xin việc nộp vào. Ðể bộ hồ sơ gây được ấn tượng cho NTD, bạn cần “đánh bóng” hình ảnh của mình trước hết thông qua bộ hồ sơ bằng cách cung cấp thật nhiều thông tin về bạn, về những khả năng mà bạn có thể đáp ứng vị trí công việc NTD đang rao tuyển. Như thế bạn mới có cơ may được mời phỏng vấn”.

Chưa biết tiếp thị mình trước NTD

Tại HCVL vừa qua, ứng viên Quách Thị Diệu Loan nộp đơn xin vào vị trí kế toán ở một công ty TNHH. Khi dự phỏng vấn, NTD đặt câu hỏi: “Bạn hãy cho biết bạn có những ưu, khuyết điểm nào”. Ngay lập tức, cô trả lời: “Ðiểm yếu của em là rất hay vội vàng, nóng vội nên nhiều khi mắc phải sai sót, nhưng em vội vàng là để hoàn thành công việc sớm…”. Chỉ ngay câu đầu tiên này, ứng viên đã bị đánh rớt bởi công việc kế toán bao giờ cũng cần ở ứng viên sự cẩn thận, điềm tĩnh. Thế mà, ứng viên này đã đưa ngay điểm yếu lên đầu. Khi NTD yêu cầu giới thiệu về mình, hầu hết ứng viên lặp lại những thông tin mang nội dung khai báo lý lịch. NTD không cần điều này vì tất cả đã có trong hồ sơ. Tương tự ở các ứng viên khác, dường như các bạn không hề biết mình có những điểm mạnh gì và những điểm nào cần thiết cho công việc.

 

 

Trường hợp ứng viên Lê Thị Hồng Thắm (cũng xin vào vị trí kế toán), ở thời gian thực tập, cô đã tìm được những khuyết điểm, thiếu sót trong bộ phận mình đang làm việc. Và những góp ý này được giám đốc công ty đánh giá cao. Một điểm yếu mà đa số ứng viên mắc phải khi trình bày hồ sơ xin việc, cũng như dự phỏngvấn là không nêu rõ được vị trí muốn làm. Họ nộp đơn theo kiểu hú họa, “may nhờ, rủi chịu” vậy thôi.

Kỹ năng tìm việc: Nên đưa thành môn học

Thực tế cho thấy, những ứng viên đã từng tham dự các HCVL hay các diễn đàn việc làm… thì hồ sơ được chuẩn bị tốt hơn (song chưa đạt hoàn toàn) và phong cách dự phỏng vấn cũng tự tin hơn. Tuy nhiên, phần lớn ứng viên vẫn mắc rất nhiều lỗi ngay trong tác phong dự phỏng vấn, gây khó chịu cho NTD như cúi gằm mặt, nhìn vào một điểm mơ hồ nào đó, hai tay cất dưới gầm bàn hoặc múa may liên tục… Ông Nguyễn Hồng Sơn bức xúc: “Tôi nghĩ, thực tế trên đặt ra cho các trường là cần nhanh chóng đưa “các kỹ năng tìm việc” thành một môn học hay chuyên đề bắt buộc trong chương trình đào tạo”.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Sao tử vi :

  • Công ty nhựa Duy Tân
  • Công ty Vinamilk tuyển dụng
  • Kita Group tuyển dụng
Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...