Trang chủ Kiến Thức Quản Trị NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CPO VÀ ĐƠN VỊ CUNG ỨNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Quản Trị

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CPO VÀ ĐƠN VỊ CUNG ỨNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Chia sẻ
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CPO VÀ ĐƠN VỊ CUNG ỨNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Chia sẻ

Trong thực tế, có một cấu trúc rất hiệu quả dành cho các hoạt động hoặc vấn đề liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp được gọi là “những khoảnh khắc quyết định”.

Bằng việc tập trung vào các hoạt động trong những khoảnh khắc quan trọng, tổ chức sẽ đảm bảo các nhân viên và quản lý luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ. Ví dụ như vai trò của CPO hay tổ chức cung ứng. Để hiểu rõ hơn về “những khoảnh khắc quyết định của doanh nghiệp”, bạn có thể xem các ví dụ dưới đây để áp dụng với doanh nghiệp của mình.

GIÁ CẢ CẠNH TRANH

Vấn đề giá cả luôn là mối bận tâm của CPO và các đơn vị chuỗi cung ứng. Điều này dường như rất rõ ràng, nhưng trong bối cảnh hiện nay thì giá cả lại càng trở nên bất ổn. Các hợp đồng dịch vụ thường thay đổi theo thời gian, kéo theo đó là sự thay đổi về giá. Những giai đoạn thay đổi giá được xem là những thời điểm quan trọng mà CPO hoặc các nhà cung ứng phải có những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Lúc này, việc định giá hợp đồng hoặc thậm chí là những vấn đề khác cũng trở nên quan trọng trong giai đoạn này. Vì vậy, CPO cần đảm bảo rằng họ thương lượng được mức giá cạnh tranh cho mọi nguồn cung lớn và nhỏ, sẵn sàng có kế hoạch điều chỉnh giá khi có sự biến động.

CHẤT LƯỢNG CỦA HIỆU SUẤT

Một thời điểm quan trọng khác đối với CPO và tổ chức là tìm ra một nhà cung ứng đảm bảo được hiệu suất. Điều này hiện nay thật không dễ dàng, vì các nhà cung ứng còn phải chịu tác động từ bên ngoài như kinh tế, dịch bệnh, và họ hoàn toàn cũng không thể kiểm soát được. Trong bối cảnh bất định này, các giải pháp cung ứng hiệu quả trong tổ chức được xem là một trong những khoảnh khắc mang tính quyết định thành công doanh nghiệp.

HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP

Bước vào thời kỳ chuyển đổi số, nhiệm vụ hợp tác kinh doanh trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với CPO. Càng ngày, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi CPO cao hơn nhằm đáp ứng với nhu cầu tổ chức. Để cung cấp nhiều giá trị khác nhau, các CPO, đơn vị cung ứng, quản lý thu mua phải có chiến lược hợp tác kinh doanh hiệu quả hơn. Do đó, họ cần đảm bảo mang đến những giá trị cao hơn so với chi phí đầu tư.

Nhóm mua hàng và quản lý nguồn cung ứng cần xây dựng các kỹ năng chuyên biệt mà có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Và dù trong bối cảnh nào, những họ vẫn cần phát triển tư duy và hiệu suất để đáp ứng những nhu cầu mới của doanh nghiệp. Và càng thiết yếu hơn, là họ phải phát triển tư duy kinh doanh và hiểu được sự phức tạp của vai trò sản xuất, cung ứng.

2 YẾU TỐ CẦN THAY ĐỔI

Làm thế nào CPO có thể giúp đội thu mua và nhóm quản lý cung ứng thích ứng tốt hơn với nhu cầu kinh doanh?

Đầu tiên, CPO cần giúp họ vượt qua các công việc quản lý cung ứng để vươn đến công tác lập kế hoạch tích hợp. Điều này cần một nỗ lực bền vững.

Một vấn đề khác cần được cải thiện chính là tư duy thu mua. Để hoạt động trong thời đại kỹ thuật số, họ cần tập trung vào tính năng tự động hóa và chi phí của cả quy trình. Trên thực tế, các hoạt động kỹ thuật số thường đòi hỏi phải trả nhiều tiền hơn cho con người hoặc cho các phần của công nghệ. Nhưng khi chúng được tích hợp trong nền tảng kỹ thuật số, chúng hoạt động với tổng chi phí thấp hơn đáng kể. Do đó, các nhóm tìm nguồn cung ứng cần bắt đầu kết hợp tư duy tổng chi phí vào việc mua hàng và quản lý nhà cung cấp của họ.

Nếu duy trì được điều này theo thời gian thì các CPO và đơn vị cung ứng sẽ tạo ra được nhiều giá trị và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

 

Nguồn: Forbes

Bài viết cùng chuyên mục
Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation
Quản Trị

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation

Workflow Automation (Tự động hóa quy trình làm việc) là quá trình...

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI
Quản Trị

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI

Personalization là gì? Personalization thường dựa trên việc thu thập và phân...

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống
Quản Trị

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống

Xác định mục tiêu rõ ràng SMART là phương pháp xây dựng...

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc
Quản Trị

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc

Mục tiêu 1: Xóa nghèo – No Poverty Xóa nghèo là mục...

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện
Quản Trị

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Storytelling là gì? Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng...

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025
Quản Trị

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học Chỉ riêng ChatGPT đã...

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST
Quản Trị

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là gì? Lợi nhuận sau thuế là khoản...

Kiểm soát nội bộ là gì? Mục tiêu, vai trò và hiệu quả hệ thống
Quản Trị

Kiểm soát nội bộ là gì? Mục tiêu, vai trò và hiệu quả hệ thống

Kiểm soát nội bộ là gì? Có thể hiểu, kiểm soát nội...