Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Những sai lầm nên tránh khi phỏng vấn
Kỹ năng

Những sai lầm nên tránh khi phỏng vấn

Chia sẻ
Những sai lầm nên tránh khi phỏng vấn
Chia sẻ

Có những sai lầm tưởng chừng rất nhỏ nhưng gây hậu quả rất lớn, đặc biệt trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Những sai lầm ấy có thể tránh được ngay từ đầu, chỉ cần bạn chú ý cẩn thận và nhạy bén.

1. Đánh giá thấp vai trò người sơ tuyển

Theo chuyên gia tuyển dụng Stockley (Úc), rất nhiều người tìm việc đánh giá rất thấp vai trò của người sơ tuyển, họ cho rằng việc gặp gỡ với những người này không phải là một cuộc phỏng vấn “thật”. Trên thực tế, chỉ một danh sách rất ngắn trong số hàng chục, trăm người tìm việc được gửi đến tay nhà tuyển dụng. Công việc sát hạch tưởng chừng đơn giản này thực chất rất nặng nhọc và sự coi thường, bất cẩn của người dự sơ tuyển có thể bị người sơ tuyển gạt tên khỏi danh sách.

2. Sự hiện diện

Người dự tuyển trong trang phục lịch sự, phù hợp và phong cách tự tin khiến cho sự hiện diện của bạn có ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Tiếc thay, vấn đề này dù được nhắc đến rất nhiều và hầu như đã trở thành một chuyên mục tư vấn tuyển dụng, người dự tuyển vẫn phạm sai lầm. Họ hoặc tự tin thái quá gây phản cảm, hoặc đã ăn mặc xuềnh xoàng, hoặc quá diêm dúa.

3. Nhắm vào kỹ năng

Người sơ tuyển không muốn nghe “tôi sẽ làm việc đó, tôi có thể làm việc đó” nhưng lại không được nghe bạn chỉ ra bạn có kỹ năng nào để có thể làm được việc đó. Các nhà tuyển dụng khuyên bạn nên “duyệt” lại nhiều lần những kỹ năng của bạn và điều kiện bạn cần để phát huy những kỹ năng đó trước khi dự sơ tuyển.

4. Hồ sơ xin việc

Một bộ hồ sơ xin việc viết tay vẫn được những người sơ tuyển lẫn nhà tuyển dụng ưu tiên đọc trước. Quan trọng nhất trong bộ hồ sơ này là phần tự giới thiệu bản thân về quá trình học tập, về những kinh nghiệm và kỹ năng có được của người xin việc. Những nơi bạn đã làm, công việc bạn đã làm, cách thức bạn trình bày bộc lộ những thế mạnh kỹ năng của bạn.

5. Trung thực với câu trả lời của bạn

Đừng bao giờ nói láo hoặc thổi phồng kinh nghiệm, kỹ năng hay đức tính tốt của bạn vì một lúc nào đó bạn bị bắt quả tang vì những điều tốt đẹp bạn đã nêu.

6. Đúng giờ

Bạn có thể trễ hẹn với người yêu nhưng không được trễ giờ dự tuyển. Đúng giờ, đối với nhà tuyển dụng, chính là điểm đỏ về tính kỷ luật cá nhân đầu tiên dành cho bạn. Bạn nên có mặt sớm hơn giờ dự tuyển 30 phút.

7. Trả lời điện thoại

Nhiều nhà tuyển dụng chọn cách sơ tuyển qua điện thoại thay vì gặp mặt trực tiếp. Khả năng diễn đạt của bạn, giọng điệu, cách xưng hô qua điện thoại rất quan trọng, vì thế bạn nên chuẩn bị cho cả tình huống này khi nộp hồ sơ xin việc. Đa phần các bạn trẻ thường được hẹn gặp vào một giờ nào đó qua điện thoại nhưng hầu như không có mặt đúng lúc và trả lời lắp bắp không rõ ràng qua điện thoại khiến người tuyển dụng cảm thấy thất vọng.

Các công ty rất thích tuyển nhân viên có đủ năng lực và đáng yêu. Thái độ cử chỉ chân thành và nhiệt tình, tắt máy ĐTDĐ ngay khi đến dự phỏng vấn, không tự động dùng máy điện thoại ở phòng lễ tân gọi đi… thường giúp bạn tạo ấn tượng tốt.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...