Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Những nét văn hóa tại chùa Kỳ Sơn, Vĩnh Long
Chùa Việt

Những nét văn hóa tại chùa Kỳ Sơn, Vĩnh Long

Chia sẻ
Những nét văn hóa tại chùa Kỳ Sơn, Vĩnh Long
Chia sẻ

Ông Kim Suol, ngụ xã Loan Mỹ cho biết “…năm nay chúng tôi chuẩn bị đón  tết ở chùa Kỳ Son rất vui, trang trọng, đầy đủ ý nghĩa do Đảng và nhà nước rất quan tâm đến đời sống tinh thần người dân tộc khơ Me …”.

Đường vào chùa Kỳ Son ( xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ) mát rượi bóng cây to. Chúng tôi bắt gặp nhiều tê Choln Ấp rất lạ như: Đai Thọ, Đại Nghĩa, Sóc Rừng, Kỳ So…Rất nhiều học sinh người dân tộc Khơ Me đang tung tăng đến trường trên những chiếc xe đạp. Đường vào chùa rộng thênh thang.
Anh Thạch Dương, ngụ ấp Kỳ Son cho biết “…đại đa số người dân xã nầy là dân tộc Khơ Me, chúng tôi thường xuyên đến viếng chùa lắm, đây là linh hồn của người địa phương mà, những ngày lễ, tết còn đông vui nhiều lắm…”.

Về tên gọi Kỳ Son cũng có nhiều giai thoại khác nhau nhưng giả thiết được nhiều người biết đến là Kỳ Son là tên một con rạch có nhiều con kỳ đà sinh sống. Tương truyền ban đêm kỳ đà họp nhau gầm rú rất ghê rợn, không người dân nào dám ra khỏi nhà. Người Khơ Me gọi kỳ đà là Cần Son, gọi lâu ngày nói trại thành Kỳ Son là vậy. Một câu chuyện khác là tuy có nhiều kỳ đà nhưng con rạch nhỏ nầy luôn đầy ắp những đóa hoa sen quanh năm nên còn gọi là rạch Sen.
Năm 1812, chùa Kỳ Son được xây dưng trên diện tích 20.000 mét vuông bằng cột gỗ, vách và mái bằng lá. Sau năm 1884, chùa được trùng tu lại bằng các vật liệu kiên cố, cột bằng gỗ quý, mái lợp ngói với nhiều hạng mục như :cổng chùa, chánh điện, giảng đường, nhà ăn, nhà bếp, nhà nghỉ, tháp chuông, cột cờ, phòng đọc sách, tháp cốt.

Cổng chùa Kỳ Son được xây cao 7m theo kiểu Tam quan, phía  dưới cổng co dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn nổi bật là chánh điện đẹp và uy nghiêm được xây trên nền cao, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông, các cột hình trụ.

Mái chánh điện chia làm 3 cấp, trên dốc từng cấp mái có thân rồng nằm thoải như đang trườn từ trên xuống, lưng rồng có vây hình tia lửa, đuôi cong vút lên cao thẳng gốc với thân như một ngà voi lớn. Các đầu hồi xây bằng xi măng. Đầu hồi hướng đông đắp nổi hoa sen, bánh xe luân hồi, lộng năm tầng, hai bên có hoa văn dây cuộn.
Hàng năm chùa Kỳ Son đều tổ chức các hoạt động lễ hội mang tính dân tộc truyền thống như: Tết cổ truyền CholChnamThmay, lễ Sendolta,  lễ OkOmbok và nhiều lễ hội tôn giáo khác. 

Chị Kim Chanh, ngụ ấp Sóc Rừng cho biết “…đây là điểm sinh hoạt tâm linh của bà con dân tộc Khơ Me, lại là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nên chúng tôi cùng chung tay gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc…”

Chùa Kỳ Son với 213 năm hình thành, đang là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật, đang là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ phật tử và nhân dân quanh vùng, chùa còn là bức tranh với lối kiến trúc tổng thể đẹp, hài hòa để mọi người chiêm ngưỡng bảo tồn, phát huy giá trị.

Thanh Liêm

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...