Những hoạt động vui chơi thể chất trong nhà cho trẻ mới biết đi thỏa sức khám phá

0 Shares

Ở giai đoạn chập chững biết đi trẻ vô cùng hiếu động. Chúng thích khám phá, tò mò về cuộc sống xung quanh và sẵn sàng thử làm những điều mới lạ. 

Những đứa trẻ nên vận động tối thiểu 30 phút các hoạt động thể chất có sự hướng dẫn của người lớn mỗi ngày. Nguồn ảnh: Pexels

Như chúng ta đã biết, ở giai đoạn chập chững biết đi trẻ vô cùng hiếu động. Chúng thích khám phá, tò mò về cuộc sống xung quanh và sẵn sàng thử làm những điều mới lạ. Các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị rằng, những trẻ ở trong giai đoạn này nên vận động tối thiểu 30 phút các hoạt động thể chất có sự hướng dẫn của người lớn mỗi ngày. Đồng thời, cha mẹ nên dành ít nhất 1 giờ đồng hồ cho các hoạt động vui chơi tự do của trẻ.

Ở giai đoạn chập chững biết đi trẻ vô cùng hiếu động. Nguồn ảnh: Pexels

Tuy nhiên, đối với nhiều bậc phụ huynh, những điều này lại trở thành thách thức khi bạn luôn băn khoăn, thiếu ý tưởng không biết nên tổ chức các trò chơi như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Sao tử vi đã tổng hợp một số hoạt động thể chất đơn giản mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà để trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Bạn nên lập kế hoạch cùng trẻ thực hiện các hoạt động đó hàng ngày, mỗi hoạt động nên kéo dài ít nhất 10 phút trong khả năng chú ý của trẻ. 

Vượt chướng ngại vật 

Cha mẹ hoàn toàn có thể tự sáng tạo và sử dụng bất cứ đồ dùng an toàn trong nhà, tạo thành những chướng ngại vật phù hợp cho trẻ. Chẳng hạn bạn có thể xây dựng một trò chơi như sau: để trẻ bắt đầu bằng việc trèo qua một chiếc gối lớn, tiếp đó luồn qua thùng các tông, đi một vòng quanh ghế và cuối cùng chạy về đích.

Cha mẹ hoàn toàn có thể tự sáng tạo để tạo ra những chướng ngại vật phù hợp cho trẻ. Nguồn ảnh: Pexels

Để hoạt động này thêm thú vị, khi trẻ bắt đầu vượt chướng ngại vật, bạn có thể dùng thêm tiếng còi vui nhộn và sử dụng dải dây ruy băng ở đích đến để trẻ phấn khích hơn khi về đích. Lưu ý, trong trường hợp trẻ vấp ngã cha mẹ hãy giúp trẻ loại bỏ chướng ngại vật ấy và khích lệ trẻ tiếp tục vượt qua các chặng tiếp theo. 

Chơi trốn tìm

Một số trẻ nhỏ sẽ sợ hãi khi trốn vào đâu đó hoặc không thể tìm thấy bạn. Vì vậy Sao tử vi có gợi ý nhỏ cho cha mẹ khi tham gia trò chơi này như sau: bạn nên trốn ở những khu vực dễ tìm, giả vờ thò cánh tay hoặc bàn chân ra để trẻ có thể tìm thấy một cách dễ dàng và có cảm giác an toàn. Khi trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú với trò chơi hơn bạn có thể tăng độ khó từng chút một. 

Bạn có thể tạo ra một số âm thanh như tiếng ho nhẹ để trẻ tìm thấy bạn. Nguồn ảnh: Pexels

Ban đầu, khi phổ biến cách chơi (đếm số và sau đó hô lớn “bố/me sẵn sàng chưa nào, con đi tìm nhé”) bạn đếm trước để trẻ hiểu. Bạn cần đếm một cách thật chậm và tăng dần các con số lên tới 10. Với trò chơi trốn tìm, trẻ vừa được vui chơi vừa có thể rèn luyện khả năng đếm số. 

Bạn nên khoanh vùng khu vực ẩn nấp để an tâm biết chắc chắn con bạn sẽ trốn ở đâu. Nguồn ảnh: Pexels

Khi trẻ muốn đổi vai thành người đi trốn, cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con nghe những vị trí nguy hiểm không nên lại gần và đặc biệt là những nơi ngột ngạt gây khó thở như tủ lạnh, thùng nhựa có nắp, máy sấy quần áo, cốp xe ô tô hoặc hòm gỗ. Bạn cũng nên khoanh vùng khu vực ẩn nấp chỉ trong một hoặc hai căn phòng để có thể an tâm, biết chắc chắn con bạn sẽ trốn ở đâu khi đang chơi. 

Nhảy múa

Nhảy theo nhạc là hoạt động thể chất rất tuyệt vời. Trẻ ở giai đoạn đang chập chững biết đi thường có khuynh hướng yêu thích âm nhạc và nhún nhảy, đung đưa theo giai điệu một cách tự nhiên. Bạn nên bật một số giai điệu nhẹ nhàng trong khi đang nấu bữa trưa để trẻ tập trung vào âm nhạc và không quấy rầy bạn, hoặc để con có động lực dọn dẹp đồ chơi của chúng. 

Trẻ ở giai đoạn đang chập chững thường có khuynh hướng yêu thích âm nhạc và nhún nhảy một cách tự nhiên. Nguồn ảnh: Pexels

Bạn cũng có thể chọn những bài hát trẻ yêu thích và để chúng lặp lại một cách ngẫu hứng hoặc lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc khiêu vũ nhỏ dành cho con của mình. Điều quan trọng là giúp trẻ vận động cùng âm nhạc và cảm thấy vui vẻ thú vị với hoạt động này. 

Bài tập thể chất tại nhà

Nếu bạn đang thực hiện những bài tập thể chất tại nhà như thể dục nhịp điệu hay yoga, hãy để trẻ cùng tham gia. Trẻ có thể chưa chắc hào hứng tham gia, chúng chỉ mon men chơi quanh đó thôi, nhưng bạn có thể khuyến khích trẻ tập cùng bằng những động tác khởi động làm ấm cơ thể trong vòng 10 phút. 

Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia các hoạt động thể chất. Nguồn ảnh: Pexels

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm vào các động tác nhẹ nhàng hoặc thậm chí các bài tập yoga dành riêng cho trẻ. Những bài tập thể chất sẽ mang lại ích lợi cho sức khỏe của bạn, và càng tuyệt hơn khi bạn có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia.

Ngoài ra, thực hiện bài tập kéo giãn cơ là cách rất tốt để duy trì cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Cha mẹ có thể dạy trẻ kéo giãn cơ thể mỗi sáng hoặc tập luyện sau khi ngồi quá lâu như đọc sách hay xem phim. 

Thực hiện bài tập kéo giãn cơ là cách rất tốt để duy trì cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Nguồn ảnh: Pexels

Một số động tác kéo giãn cơ bản dành cho trẻ mới biết đi đó là, vươn hai tay lên cao nhất có thể, cúi người chạm tay vào ngón chân hoặc quay người sang một bên. Bạn nên hướng dẫn trẻ những động tác đơn giản vừa sức để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Bài viết liên quan: Giúp trẻ yêu thích đọc sách qua những phương pháp này

Trò chơi diễu hành 

Trò chơi diễu hành rất gần gũi thân thiết với trẻ, giúp trẻ thể hiện bản thân, có cảm giác ấm áp vui vẻ và nhận được sự tán dương từ cha mẹ. 

Thực tế, có rất nhiều lý do để cha mẹ giúp trẻ tổ chức một cuộc diễu hành ngay tại nhà. Chẳng hạn như chúc mừng trẻ được tặng đôi giày mới hay chúc mừng trẻ đã học được cách ngồi bô hoặc học được thêm kỹ năng mới nào đó…

Trò chơi diễu hành giúp trẻ thể hiện bản thân, có cảm giác ấm áp vui vẻ và nhận được sự tán dương từ cha mẹ. Nguồn ảnh: Pexels 

Cha mẹ có thể cùng trẻ hóa trang khi trải nghiệm cuộc diễu hành vui vẻ này. Nếu con bạn biết hoặc có khả năng học được các động tác nhảy chân sáo, nhảy lò cò, hãy kết hợp các động tác này vào cuộc diễu hành. 

Và để cuộc diễu hành hấp dẫn hơn nữa, cha mẹ nên giúp trẻ trang trí thêm băng rôn hoặc thiết kế lá cờ nhỏ cầm tay. Bên cạnh đó, để thêm phần náo nhiệt, bạn có thể sắp xếp những con gấu bông ngồi hai bên lối đi cùng xem và cổ vũ cho trẻ. 

Bài viết liên quan: Bí quyết tập luyện trẻ ngồi bô từ chuẩn bị cho đến kỹ năng

Trò chơi thợ săn đồ vật

Bạn hãy lấy một số đồ chơi, những quả bóng hoặc vật dụng khác và giấu chúng quanh nhà. Sau đó, bạn có thể tạo một danh sách những hình vẽ hay bức ảnh về đồ vật được giấu để giúp bé hoàn thành thử thách. 

Những vật dụng gần gũi với bé hàng ngày luôn mang lại cảm giác an toàn. Nguồn ảnh: Pexels

Bạn cần tránh việc giấu đồ vật ở nơi khó tìm và hãy thận trọng khi giấu những đồ vật được trẻ yêu quý như chiếc chăn trẻ thường dùng hoặc núm vú giả. Bởi vì đây là những thứ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. 

Trẻ sẽ cảm thấy thú vị khi đi tìm những món đồ chúng yêu thích. Nguồn ảnh: Pexels

Một số trẻ rất thích ý tưởng về trò chơi này và cảm thấy thú vị khi đi tìm những món đồ chúng yêu thích. Nhưng cũng có một số trẻ chỉ cần nghĩ đến việc phải chia tách với những thứ quý giá của chúng, ngay lập tức sẽ trở nên mất bình tĩnh và tức giận. Vì vậy, cha mẹ nên hỏi ý kiến của trẻ trước khi giấu những món đồ đó.

Trò chơi đi theo âm thanh – truy tìm kho báu

Bạn có thể cài đồng hồ hẹn giờ trong 5 phút và đặt trong nhà bếp. Khi âm thanh vang lên, con bạn sẽ nghe thấy và đi theo âm thanh đó để lại gần chiếc đồng hồ. 

Trẻ sẽ rất thích thú với thử thách tìm kiếm đồng hồ hẹn giờ. Nguồn ảnh: Pexels

Mục đích của trò chơi này là tìm thấy chiếc đồng hồ hẹn giờ trước khi nó ngừng kêu, vì vậy bạn hãy để đồng hồ nơi trẻ dễ dàng tìm kiếm nhé! Bạn cũng có thể cổ vũ trẻ bằng cách vỗ tay nhanh hơn hoặc chậm hơn khi trẻ đang đến gần mục tiêu.

Với trò chơi này, cha mẹ có thể chơi nhiều lần cùng con. Nhiều trẻ sẽ rất thích thú với thử thách tìm kiếm đồng hồ hẹn giờ. Chúng cũng cảm thấy thú vị với việc cài hẹn giờ và giấu đi để bạn đi tìm đó.

Bài viết liên quan: Bạn có biết tầm quan trọng của việc để trẻ chơi tự do cùng vật dụng trong nhà?

Trò chơi nhấp nhô

Luật chơi rất đơn giản, cha mẹ để trẻ cầm một lá cờ và yêu cầu trẻ giơ lên cao khi bạn nói những thứ ở trên cao, hoặc hạ xuống thấp khi bạn nói những thứ ở vị trí thấp. Vì vậy, nếu bạn hô khẩu hiệu “con kiến” trẻ sẽ hạ lá cờ xuống thấp bởi vì con kiến thường ở mặt đất. Tương tự, nếu là “bầu trời” trẻ sẽ giơ lá cờ lên cao.

Nhìn chung, trò chơi này là cách rất tuyệt vời để giúp trẻ phát triển cả thể chất và trí tuệ. Nguồn ảnh: Pexels

Bạn có thể thay đổi trò chơi bằng cách để trẻ nhảy lên cao khi nói những thứ ở trên cao hoặc ngồi sụp xuống khi nói những thứ ở vị trí thấp.

Nếu trẻ cho rằng điều bạn nói ở trên cao trong khi bạn nghĩ ở vị trí thấp mới đúng, hãy hỏi trẻ một cách vui vẻ cởi mở xem tại sao trẻ nghĩ như vậy? (Có thể con kiến bò lên cây cao!) Một số trẻ khác còn tinh nghịch đưa ra đáp án sai để trò chơi thêm thú vị. 

Hoạt động vui chơi thú vị này giúp trẻ rèn luyện thể chất bằng các hành động lên xuống đồng thời kích thích phát triển tư duy nhanh nhạy. 

9Giữ thăng bằng

Giữ thăng bằng sẽ giúp trẻ tăng cường sự khéo léo. Nguồn ảnh: Pexels

Giữ thăng bằng không chỉ là một hoạt động phát triển thể chất, mà còn xây dựng các kỹ năng hiểu biết và giúp trẻ có nhận thức về cơ thể. Để bắt đầu, bạn sử dụng một số vật xốp mềm như túi đậu nhỏ đặt trên đỉnh đầu của trẻ và yêu cầu trẻ cố gắng bước đi giữ thăng bằng sao cho túi đậu không bị rơi xuống. 

Khi trẻ đã trải nghiệm thành công với những vật xốp mềm, cha mẹ hãy để trẻ thử thách những nhiệm vụ khó hơn. Ví dụ như giữ thăng bằng với quyển sách nhỏ có bìa cứng đặt trên đỉnh đầu hoặc đặt quả bóng nhỏ vào chiếc thìa và để trẻ vừa cầm trên tay chiếc thìa đó, vừa đi dọc theo chiều dài căn phòng. 

10Các hoạt động với bóng giúp trẻ thêm linh hoạt

Nếu không gian trong nhà bạn đủ rộng để chơi bóng, hãy sẵn sàng thôi! Bạn và bé cùng ngồi xuống nền nhà, để bàn chân chạm vào bóng và chuyền bóng về phía trước cho nhau. Hoạt động này có thể mở rộng bằng cách cố gắng chuyền và bắt bóng bằng một tay hoặc bắt bóng khi nhắm mắt. 

Các hoạt động vui chơi với bóng sẽ giúp trẻ thêm linh hoạt. Nguồn ảnh: Unsplash

Một hoạt động khác với bóng khá vui nhộn đó là chạy đua tiếp sức. Nếu trong nhà có bất cứ khu vực nào có thể tạo vòng tròn, bạn có thể xuất phát ở một căn phòng và chạy qua những phòng khác theo một vòng tròn. Bạn có thể lấy một chiếc ghế sofa hoặc tấm thảm trải sàn làm đích.

Bạn yêu cầu bé đứng yên một vị trí trong khi bạn đang di chuyển cùng bóng, sau đó chuyền bóng cho con và yêu cầu con di chuyển bóng về phía bạn theo đường tương tự. 

11Băng keo sắc màu

Điều tuyệt diệu của loại băng keo này đó là khi bạn dính xuống nền nhà hay trên tường không cần lo lắng lớp dính sẽ làm hỏng bề mặt. Thêm vào đó, băng keo có màu sắc sẽ giúp những trẻ mới tập đi dễ dàng nhìn thấy. 

Với băng keo sắc màu bạn có thể tạo ra những trò chơi thú vị dành cho bé. Nguồn ảnh: Unsplash

Và giờ bạn có thể sử dụng băng keo đó để tạo trò chơi “vượt đại dương” ngay tại hành lang trong nhà. Bạn hãy mô tả để trẻ hình dung cần phải chạm chân vào vạch băng kéo dưới nền nhà vì xung quanh đều là nước. Sau đó, bạn hãy cổ vũ con cố gắng bước đi theo vạch kẻ mà không bị ngã. Trẻ sẽ tập trung hơn vì chúng đều không muốn bị ngã xuống nước. 

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng băng keo sắc màu để tạo một vòng tròn mục tiêu trên tường,  yêu cầu con ném cục giấy được vo lại vào vòng tròn đó. Sau đó, bạn hãy quan sát xem bé có thể ném trúng mục tiêu bao nhiêu lần. 

12Chơi quần vợt bằng bóng bay

Mọi đứa trẻ ở giai đoạn biết đi đều rất thích tung hứng bóng. Để tránh việc trẻ làm hư hỏng đồ dùng trong nhà, cha mẹ có thể sử dụng bóng bay thay thế. Vì vậy, bạn hãy thổi một vài quả bóng bay, dùng vợt bóng bàn hoặc gắn thanh kem que vào đĩa giấy để tạo thành chiếc vợt như ý muốn và chơi quần vợt bằng bóng bay cùng con. 

Trẻ em ở giai đoạn mới biết đi đều rất thích tung hứng bóng. Nguồn ảnh: Pexels

Cha mẹ có thể giải quyết vấn đề theo cách đó hoặc chuyển sang chơi chuyền bóng bay. Bạn cũng cần nói chuyện để con hiểu tác hại khi đặt bóng gần miệng và chú ý đừng để trẻ nuốt phải vỏ bóng. Bạn hãy nhớ dọn dẹp mảnh vụn ngay sau khi bóng bị nổ. 

13Trang trí mạng nhện

Trước tiên bạn sử dụng băng keo hai mặt để tạo thành mạng nhện trên một tấm áp phích. Công đoạn này bạn có thể nhờ bé giúp đỡ nếu thấy bé tỏ ra thích thú.

Sau đó bạn dựng tấm áp phích lên và chuẩn bị cho con một chiếc túi đựng đầy những quả bông gòn. Bạn hãy yêu cầu con ném những quả bông gòn vào mạng nhện và đếm xem con có thể ném được bao nhiêu quả. 

Bạn có thể làm trò chơi phong phú hơn bằng cách yêu cầu trẻ đứng một chân khi ném bông hoặc dùng tay còn lại để ném. Ngoài ra, trẻ cũng có thể quan sát xem liệu có thể tạo ra những họa tiết khác nhau trên mạng nhện với bông gòn. 

14Tái chế kẹp quần áo và vỏ can dầu ăn 

Bạn tìm kiếm những vỏ can dầu ăn có kích cỡ 2 lít và rửa sạch chúng. Sau đó thu gom những chiếc kẹp quần áo không còn sử dụng và loại bỏ lò xo. Chúng được tạo thành từ những miếng gỗ hoặc nhựa và có thể lọt vào miệng can. 

Trò chơi này còn có thêm một ưu điểm đó là rèn luyện kỹ năng tập trung và khả năng đếm số. Nguồn ảnh: Pexels

Để luyện tập khả năng vận động, hãy để trẻ làm đầy chiếc can rỗng bằng những chiếc kẹp cũ hỏng. Trò chơi này còn có thêm một ưu điểm đó là rèn luyện kỹ năng tập trung và khả năng đếm số. Bạn có thể yêu cầu trẻ vừa thả những chiếc kẹp vào can vừa đếm xem được bao nhiêu chiếc. 

Sau đó, để trò chơi thú vị hơn, bạn yêu cầu trẻ dốc ngược can lại và lắc cho đến khi những chiếc kẹp rơi hết ra ngoài. Lúc này, trẻ sẽ cố gắng lắc thật mạnh để những chiếc kẹp đó rơi nhanh hơn và nhanh chóng dọn dẹp để tiếp tục trò chơi khác. 

Cha mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo các hoạt động vui chơi trong nhà phù hợp với sở thích của trẻ. Nguồn ảnh: Pexels

Để duy trì những hoạt động vui chơi thể chất và giải trí cho trẻ chập chững biết đi không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, thêm chút sáng tạo và có kế hoạch, cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra những trò chơi thú vị cho trẻ khi không thể vui chơi ngoài trời vào những ngày mưa hoặc những ngày giãn cách xã hội. 

Cha mẹ lưu ý, ở độ tuổi này, trẻ chưa thể tập trung chú ý cao độ. Vì vậy, các hoạt động vui chơi cần dựa theo sở thích của trẻ và không nên kéo dài dễ khiến trẻ nhàm chán. Cha mẹ hãy cố gắng dành 10 phút cho những hoạt động thể chất có hướng dẫn ít nhất ba lần mỗi ngày. 

Hy vọng với những hoạt động vui chơi trong nhà được gợi ý từ Sao tử vi, gia đình bạn sẽ có giây phút chơi đùa vui vẻ cùng nhau, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ!

Hoài Thương tổng hợp từ Verywellfamily