Trang chủ Phật giáo Thuần chay Những điều Phật tử cần biết về việc ăn chay
Thuần chay

Những điều Phật tử cần biết về việc ăn chay

Chia sẻ
Những điều Phật tử cần biết về việc ăn chay
Chia sẻ

Ăn chay đủ chất để không kiệt sức

Về cơ bản, ăn chay là tốt nếu chúng ta biết kết hợp các loại thực phẩm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, không ít người ăn chay không đúng cách dẫn đến suy nhược cơ thể, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đại đức Thích Trúc Thái Minh – trụ trì chùa Ba Vàng từng chia sẻ: “Khi các Phật tử ăn chay nên ăn cho có đủ dinh dưỡng. Ăn đậu, ăn lạc, ăn vừng; những cái đó có thể có những dưỡng chất về đạm thay thế được thịt động vật. Chứ không phải ăn chay chỉ mỗi rau muống chấm tương. Chúng ta cũng nên ăn phong phú một chút cho đủ dưỡng chất”.

Để ăn chay vẫn đủ sức học tập và làm việc, chúng ta nên ăn đa dạng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau tươi, củ, quả tươi, ngũ cốc, các loại nấm tươi, các loại hạt như lạc, vừng, óc chó, mè đen… để cơ thể đầy đủ dưỡng chất và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên thay đổi thực đơn trong từng bữa ăn sao cho phong phú vừa ngon, vừa đủ chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân.

Những sai lầm khi ăn chay gây hại sức khỏe nghiêm trọng ít người biết

Ăn chay ngày nào cho tốt?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Chúng ta ăn chay theo ngày trai trong lịch của kinh Nhật Tụng cũng tốt. Trong lịch của kinh Nhật Tụng có những ngày trai: Nhị trai là mùng một, hôm rằm, còn Lục trai, Thập trai, thì chúng ta tùy chọn ngày nào cũng được. Và nếu không ăn chay đúng vào những ngày trai đó thì chúng ta ăn vào ngày khác cũng được”.Trong kinh Thế Ký thuộc Trường A Hàm, phẩm Đao Lợi Thiên, Đức Phật có dạy vào các ngày Trai giới, các chúng chư Thiên thường đi quan sát thế gian; để biết có nhiều người hiếu thuận mẹ cha, tôn thờ Sư Trưởng, tu hành Trai giới thanh tịnh, bố thí cho người nghèo khó hay không để từ đó biết được các chúng nào sẽ tái sinh thành chư Thiên. Do đó, ngoài khuyên các Phật tử tinh tấn tu tập, vào các ngày Trai giới, các quý Thầy tại các chùa cũng thường khuyên các Phật tử nên ăn chay để tích tập phúc lành.

Từ lời dạy của Đại đức, chúng ta thấy rằng ngày ăn chay phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh và sức khỏe của mỗi người. Chúng ta có thể lựa chọn chế độ ăn chay trường hoặc vào những ngày Trai như ngày Rằm, mùng Một. Ngoài ra, nếu không thể ăn vào ngày Trai thì chúng ta có thể ăn chay vào những ngày khác. Qua những lời khuyên của Đại đức Thích Trúc Thái Minh về vấn đề này mong rằng quý Phật tử, quý độc giả có tri kiến đúng đắn về việc này. Từ đó chọn cho mình mục đích ăn chay đúng đắn để vừa có sức khỏe tốt, vừa tăng trưởng lòng từ bi, lợi ích phúc báu.

Ăn chay đầu năm như thế nào tốt cho sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục
Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…
Thuần chay

Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…

“Thịt thực vật” là dược phẩm nổi tiếngThS Hoàng Khánh Toàn –...

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản
Thuần chay

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản

1. Nguyên liệu làm nấm rơm kho đậu hũ Nấm rơm: 500g...

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe
Thuần chay

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe

Khi bị giết, con vật không bao giờ tình nguyện, thường sợ...

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ
Thuần chay

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ

Xu thế tiêu dùng giảm sản phẩm từ động vật, tăng sản...

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?
Thuần chay

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?

Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ thường chia thành hai nhóm lớn...

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại
Thuần chay

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại

Ăn chay không chỉ là một chế độ dinh dưỡng mới mẻ,...

Sức hấp dẫn của ăn chay
Thuần chay

Sức hấp dẫn của ăn chay

Ăn chay là một cách cân bằng và lành mạnh sẽ giúp cơ...

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?
Thuần chay

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?

MC – diễn viên Đại Nghĩa là khách mời trong tập mới...