Trang chủ Phật giáo Phật học Nhân duyên nào đưa con cái đến với cha mẹ?
Phật học

Nhân duyên nào đưa con cái đến với cha mẹ?

Chia sẻ
Nhân duyên nào đưa con cái đến với cha mẹ?
Chia sẻ

Chỉ là thiếu duyên thì ẩn, đủ duyên thì hiện. Mọi thứ đều do nghiệp lực thiện ác của bản thân mỗi người gây tạo trong nhiều đời mà thôi.

Có 4 nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ:

1. Báo ân

Con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất, cúng tế. Con cũng có thể báo ân bằng cách làm những việc giúp nước an dân, danh nêu thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng cả cha mẹ. Đời nay những con thảo cháu hiền đều thuộc về hạng ấy.

2. Báo oán

Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sinh lòng ngỗ nghịch, lớn lên lại gây họa làm lụy cho cha mẹ. Khi song thân còn sống, không cung phụng, lúc chết, để tai tiếng lây đến cửu tuyền thất tổ. Thậm chí có khi con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa nát tan, dòng họ diệt tuyệt, để thiên hạ đời sau nhân thóa mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ.

3. Đòi nợ

Kiếp trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành gia thất, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, con có thể bỏ cha mẹ mà đi. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết tài sản của cha mẹ mới thôi.

4. Trả nợ

Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Có nhiều trường hợp công vừa thành danh vừa toại, buôn bán mới vừa được khấm khá thì con bỗng lìa trần.

Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con.

Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi. Điều quan trọng hơn cả là hãy yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con nên người, dạy cho chúng những điều hay, lẽ phải để cuộc sống của chính bạn, con cái bạn được an yên và tích lũy công đức cho kiếp sau.

Lời Phật dạy tỉnh thức những bậc làm cha mẹ rằng dù là duyên nghiệp như thế nào chăng nữa thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này. Bởi chỉ có tu nhân tích đức mới mong sớm trả hết mối nghiệp duyên này để cuộc sống chúng ta ở những ngày cuối đời được an yên, hạnh phúc.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...