Trang chủ Phật giáo Phật học “Nguyện độ tất cả chúng sanh thành Phật?”
Phật học

“Nguyện độ tất cả chúng sanh thành Phật?”

Chia sẻ
“Nguyện độ tất cả chúng sanh thành Phật?”
Chia sẻ

Đa số Tăng Ni Phật tử hoang mang về lời nguyện của chư Bồ tát hoặc chư Phật, vì các Ngài nguyện độ tất cả chúng sanh thành Phật rồi các Ngài mới thành Phật.

Vậy hiện giờ chúng sanh còn đây mà các Ngài đã thành Phật mất rồi. Như vậy là sao?

Điều này không có gì lạ, tâm nguyện của chư Phật, Bồ tát lúc nào cũng độ tất cả chúng sanh, đó là tâm từ bi rộng lớn, lúc nào cũng nghĩ đến chúng sanh, vì chúng sanh mà tế độ.

Đức Phật Thích Ca cũng nguyện độ tất cả chúng sanh được giác ngộ thì Ngài mới an lòng.

Nhưng bây giờ chúng sanh còn mê muội quá nhiều mà Ngài đã nhập diệt rồi, như vậy là sao?

Cứu độ chúng sanh

– Tôi xin hỏi, theo quí Phật tử thì đức Phật Thích Ca còn tế độ, còn giáo hóa không?

– Dạ còn. Còn ở đâu?

– Khi đức Phật còn tại thế, Ngài giáo hóa đệ tử tu hành, có dạy phải cứu độ chúng sanh để đền ơn chư Phật.

Rồi từ đó đến giờ biết bao nhiêu vị Tổ tiếp nối bổn nguyện của Ngài độ chúng sanh.

Ngày nay chúng tôi là hàng đệ tử Phật, hàng thứ mấy trăm mấy ngàn cũng tiếp tục hướng dẫn Phật tử tu hành, tức là chúng tôi cũng tiếp nối hạnh nguyện độ chúng sanh của Ngài.

Và Phật tử cũng vâng lời Phật, dạy lại huynh đệ khác.

Tuy Phật đã nhập Niết-bàn rồi mà giáo pháp của Ngài vẫn tiếp tục giáo hóa chúng sanh không dứt.

Nói “độ tận” hoặc “độ hết” là một lối nói, ngầm nói lên tinh thần rộng độ cùng tột, chứ không phải độ hết không còn một người nào.

Trong kinh Phật thường nói Phật hóa hữu duyên nhân, có người Phật hóa được, có người Phật hóa cũng không được.

Chúng ta nên biết Ngài nguyện độ tất cả chúng sanh là Ngài đã độ hết tâm chúng sanh của Ngài nên Ngài mới thành Phật.

Nếu không giác thì không có nguyện độ, mà đã giác tức là đã thành Phật.

Ý nghĩa đó là như vậy chớ không phải đợi độ cho hết chúng sanh ở ngoài mới thành Phật thì không đúng với chánh pháp.

Trích trong: Những Cánh Hoa Đàm (Tập 2).

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...