Trang chủ Phật giáo Phật học Người tu quý trọng đạo đức
Phật học

Người tu quý trọng đạo đức

Chia sẻ
Người tu quý trọng đạo đức
Chia sẻ

Tất cả Tăng chúng một khi đã phát tâm xuất gia, đều ý thức được rằng đường tu của mình phải tới nơi tới chốn. Do đó các vị vào tu một thời gian rồi thì sẽ được phân công mỗi người mỗi trách nhiệm.

Nếu ở vị trí của mình mà làm tròn phận sự được giao thì sinh hoạt chung của thiền viện sẽ tốt đẹp vô cùng, còn tắc trách thì hậu quả đáng buồn, đáng lo.

Cho nên trong chúng phải có cái nhìn chung, khi thấy huynh đệ nào làm tròn bổn phận được tốt đẹp thì phải nên quý kính mang ơn, vì người đó đã đóng góp cho tập thể và gánh vác trách nhiệm trong thiền viện.

Người có tinh thần biết chung lo thì chỉ mang ơn chứ không bao giờ khởi niệm đố kỵ.

Nếu thấy ai làm được việc mà mình buồn là trái đạo lý.

Tôi thấy những vị được giao trách nhiệm, người nào cũng nhiệt tình làm tròn, có khi còn làm tốt hơn nữa, rất đáng tán thán.

Tuy nhiên, trong sự nhiệt tình đó thỉnh thoảng cũng còn có chút va chạm, không vui.

Vì thế tôi mong toàn chúng khi thấy người nào làm được việc cho thiền viện thì phải coi Ïó là một sự hy sinh, là một cái ơn giúp cho chúng yên tu, bởi người đó vì công việc mà phải chịu thiệt thòi trong sự tu tập.

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Những vị có trách nhiệm trong chúng, mỗi ngày công việc liên miên, tự nhiên tâm cũng không yên, khó định tĩnh.

Đó là sự hy sinh lớn, tuy nhiên huynh đệ phải cẩn thận.

Mặc dù vì trách nhiệm nhưng cũng phải làm sao trong sự đối tiếp giữa đồng đạo với nhau khéo hòa thuận, vui vẻ thì mới có lợi cho mình và tập thể.

Chúng ta phải biết vì sự giải thoát, vì lợi ích cho đạo mà bỏ qua những điều nhỏ nhặt, không đáng kể, khéo điều hòa cho cuộc sống an vui.

Kế đến là tất cả phải biết, người tu không phải trọng ở tuổi lớn mà trọng nơi đức hạnh, không phải trọng cái tài bên ngoài mà trọng đạo đức trong đạo.

Người có đức hạnh, dù bên ngoài không lanh lợi nhưng bên trong đã thấm nhuần đạo lý thì chúng ta phải nên cung kính tôn trọng.

Vì vậy nếu thấy các vị lãnh chúng mà còn trẻ tuổi, hoặc nói năng không lanh lợi cũng không nên xem thường.

Như trường hợp của Lục tổ Huệ Năng. Về kiến thức và tài năng thì Lục Tổ đâu bằng ngài Thần Tú, thế nhưng Tổ được truyền y bát và được mọi người cung kính quý trọng.

Quý đó là vì đạo đức chứ không phải ở tài học.

Ngày xưa trong đạo có những vị tuổi rất nhỏ mà tu hành sáng, còn người tuổi lớn lại tu hành không sáng.

Cho nên có câu:

“Sa-di thuyết pháp Sa-môn thính, bất trọng niên cao trọng tánh linh”.

Như vậy, người ta trọng ở chỗ thấy đạo, hiểu đạo chứ không phải chỉ thọ giới cao hay tuổi đời cao.

Khi sắp đặt công việc, tôi nhắm vào thật đức bên trong hơn là tài năng bên ngoài.

Thấy vị nào thấm nhuần vị đạo, có đạo đức và trí tuệ thì cử giữ trọng trách, chứ không đặt nặng vấn đề tuổi tác lớn nhỏ hoặc học vị cao, cũng không đặt nặng chuyện khôn ngoan lanh lợi thế gian.

Đức hạnh và thông hiểu giáo lý thâm sâu, đó mới là chỗ tôi tin tưởng.

Tôi mong Tăng Ni tu học đến nơi đến chốn, khi lãnh Phật sự thì xứng đáng là một vị Tăng.

Đó là sở nguyện của tôi.

Tôi không muốn nhận Tăng chúng vào đây ở đông để tôi có uy tín, tôi không cần điều đó.

Bởi vì đó chỉ là ảo tưởng, giả danh, không thật.

Tôi chỉ lo cho đạo, muốn giữ mối đạo được bền lâu.

Ngọn đèn trước gần tàn thì ngọn đèn kế phải tiếp nối, đừng để ánh sáng bị tàn lụi làm tăm tối thế gian.

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Nhận thức rõ ràng rồi thì huynh đệ hòa hợp chung lo tu hành, cùng nhau làm Phật sự, để mai kia lợi ích cho Phật pháp.

Lợi cho Phật pháp tức là nuôi dưỡng công đức của mình, công đức lớn thì sau này mới dễ đạt đạo, còn tu lơ mơ thì mãi mãi cũng không đi tới đâu.

Trích trong: Tông Môn Cảnh Huấn 3. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...