Trang chủ Phật giáo Phật học Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau
Phật học

Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau

Chia sẻ
Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau
Chia sẻ

Vào đạo Phật là phải đi qua cửa vô ngã, qua ít thì bớt khổ ít, qua nhiều thì bớt khổ nhiều, qua trọn vẹn thì dứt khổ, Niết bàn an vui, không thể lẩn tránh chỗ nào khác.

Người tu mà ôm ấp bản ngã nặng, cố chấp không buông là trái với con đường mình đi, là quay lưng với ánh sáng giác ngộ.

Xưa Bồ Tát Đề Bà để lại tấm gương vô ngã sáng ngời.

Khi Ngài cảm hóa vị quốc vương vốn tin theo ngoại đạo, rồi lại dùng biện luận thắng các ngoại đạo, trong vòng ba tháng đã độ hơn một trăm vạn người.

Có một đệ tử ngoại đạo căm hận vì Thầy mình bị thua, bèn thề “Người đã dùng miệng mà thắng phục ta, ta phải dùng dao thắng phục ngươi; ngươi dùng dao không làm khốn ta, ta sẽ dùng dao thực làm khốn ngươi”.

Y liền rình theo Ngài, một hôm Ngài Đề Bà đi lại một mình trong rừng vắng, gã ấy xách dao đến bảo:

– Ngươi dùng miệng phá đổ Thầy ta, sao bằng ta dùng dao phá vỡ bụng ngươi! 

Y bèn mổ bụng Ngài.

Ngài Đề Bà tuy bị mổ bụng, ruột lòi ra ngoài mà chưa chết, vẫn thương xót kẻ ngu si kia bảo:

– Tôi có y bát để ở đằng kia, ngươi có thể đến đó lấy, rồi hãy lên núi gấp, đừng đi bằng đường bằng. Những đệ tử của tôi chưa chứng được pháp nhẫn họ sẽ bắt ngươi, ngươi có thể bị bắt giải đến quan.

Quán vô thường từng bước thành tựu tuệ giác vô ngã

Khi các đệ tử hay tin chạy vội đến hiện trường, có những vị chưa được pháp nhẫn bèn gào khóc, chạy cuồng lên núi đuổi bắt hung thủ.

Ngài Đề Bà nhân cơ duyên ấy, khai thị cho các đệ tử rằng:

Lý thực của các pháp, chính là ở chỗ không có người thọ, không có người hại. Thân ai, oán ai, giết ai, hại ai? Kẻ bị si độc lừa dối, mê lầm nảy sinh chấp trước mà gào khóc, trồng căn bất thiện.

Người bị kẻ kia hại, lại ở nghiệp báo, không phải hại ta.

Các ngươi phải xét thận trọng, đừng đem cái cuồng đuổi theo cái cuồng, đem cái thương buồn cho cái Thương!

Dặn dò xong, Ngài nằm xuống rồi tịch.

Xem Ngài Đề Bà bị ngoại đạo mổ bụng vẫn thương xót kẻ kia, không sanh tâm thù hận, kết oán, vì quên cái ta này.

Trong khi đó, huynh đệ cùng một thầy, sống chung với nhau hằng ngày, lại vì một chút bất đồng ý kiến, vì một chút hơn kém nhau, một chút không chìu chuộng cái ta, đành xem nhau như kẻ nghịch thì sao?

Lúc đó đạo tâm để ở chỗ nào?

Phải xét kỹ lại chỗ này, giải tỏa ngay.

Bởi vậy, kinh Kim Cang: Quét sạch hết tâm ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai; trừ tột bốn tướng: Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tức khiến mất dấu vết cái ta này, mới thật sự thể nhập thật tướng Bát Nhã, sống trong vô thượng Bồ Đề. 

Mong rằng mỗi hành giả luôn luôn soi sáng lại mình, để thấy rõ tường tận mọi bóng dáng cái ta lộ ra mà cảnh tỉnh không lầm theo. Quyết không để nó làm mờ đi ánh sáng chánh giác.

Đó là đường tiến tu chân thật.

Trích trong: “Tình chấp ngã – Ngòi nổ của mọi sự đổ vỡ”.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...