Trang chủ Phật giáo Lời phật dạy Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời phật dạy

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người

Chia sẻ
Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Chia sẻ

Một thời, Thế Tôn trú tại Kapilavatthu, khu vườn các cây bàng, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, chớ có nói những câu chuyện về vua chúa, đại thần, binh lính, chiến tranh, ăn trộm, đồ ăn, thức uống, vải mặc, bà con, làng xóm, xe cộ, thành phố, đàn ông, đàn bà, súc sanh, lề đường, người đã chết…, về sự biến trạng của thế giới, về biến trạng của đại dương, về sự hiện hữu và không hiện hữu.

Những câu chuyện này, này các Tỷ kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho phạm hạnh, không đưa đến ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.

Có nói chuyện, này các Tỷ kheo, các ông hãy nói chuyện: Đây là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt và đây là con đường đưa đến Khổ diệt.

Các câu chuyện này, này các Tỷ kheo, liên hệ đến mục đích, là căn bản cho phạm hạnh, đưa đến ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Định, phần Lời nói, NXB Tôn Giáo, 2002, tr.609)

Biểu hiện của lòng tin đúng đắn theo lời Phật dạy

Lời bàn: 

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Thành ra, chuyện từ trong nhà ra ngoài phố, cho đến thế giới đó đây…gần như ai cũng biết. Chỉ có điều, người ta ít để ý đến chuyện của chính mình.

Chuyện của chính mình thì nhiều lắm nhưng chung quy không ngoài khổ. Đó là các cung bậc thăng trầm, buồn vui hỉ nộ…của đời sống. Vì chúng ta thường không thấy nguyên nhân chính của khổ là do tham ái nơi tự tâm nên có chuyện gì xảy ra thì âu cũng là hên xui, may rủi hay số phận mà không hề biết là do nghiệp quả của chính mình.

Đối với người con Phật, thấy rõ tham ái là cội nguồn của mọi khổ đau nên phải thao thức tìm phương cách chuyển hóa tham ái. Nếu chưa chuyển hóa được trọn vẹn thì ít ra cũng nhẹ nhàng, bớt tham, biết đủ. Vì thế tìm hiểu, học hỏi, trao đổi thông tin có tác dụng chuyển hóa thân tâm, xây dựng hạnh phúc, an vui là điều cần được ưu tiên hàng đầu.

Người học Phật cần chia sẻ những thông tin liên hệ đến giáo pháp thực sự có lợi ích cho mình và người. Nhất là những lúc đến chùa, tham dự các khóa tu thì mọi chuyện thế gian nên gác lại, buông bỏ hết.

Cần phải tận dụng cơ hội hiếm hoi này để thực tập im lặng và nói năng như Chánh pháp. Bởi đối với người tu, những câu chuyện không liên hệ đến tu tập, ảnh hưởng đến an tịnh thân tâm đều được Thế Tôn xem là không lợi ích, tạp thoại, nói nhảm.

Bài viết cùng chuyên mục
Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc...

Bảy loại phước xuất thế gian
Lời phật dạy

Bảy loại phước xuất thế gian

“Một thời Phật du hóa Câu-xá-di, ở tại vườn Cù-sa-la. Bấy giờ,...

Lời Phật dạy về lòng tham của con người
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Quả báo nhãn tiền vì lòng tham Lòng tham của con người...

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm
Lời phật dạy

Tu tập chính là tẩy xóa và gột rửa thân tâm

Lòng từ bi trong tu tập đạo Phật Một thời Thế Tôn...

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai
Lời phật dạy

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika....

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ
Lời phật dạy

Phật dạy: Nói năng không kiểm soát là nguyên nhân của khổ

Phật dạy: Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu...

Tránh dục như tránh lửa
Lời phật dạy

Tránh dục như tránh lửa

Ý nghĩa chính yếu mà kinh văn chương này khắc họa là...

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc
Lời phật dạy

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Vướng vào “tham, sân, si” đã làm cho tôi đau khổ. Vì...