Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Ngôi chùa cổ mang 5 dòng kiến trúc ở miền Tây
Chùa Việt

Ngôi chùa cổ mang 5 dòng kiến trúc ở miền Tây

Chia sẻ
Ngôi chùa cổ mang 5 dòng kiến trúc ở miền Tây
Chia sẻ

Nằm trong khuôn viên khoảng 17.000m2, Vĩnh Tràng cổ tự là một quần thể tâm linh với kiến trúc độc đáo, tượng Phật trang nghiêm, bài trí tinh xảo, vườn cảnh xanh tươi, thoáng đãng…Tất cả như hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảnh trí nhà Phật thanh tịnh, uy nghiêm. Ngoài danh hiệu “ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang”, chùa Vĩnh Tràng còn ẩn chứa nhiều điều thú vị, mới lạ, độc đáo khiến du khách thập phương từ già đến trẻ đều muốn được một lần đến chiêm ngưỡng, lễ bái.

Từ ngoài bước vào, du khách sẽ ấn tượng với cổng chùa xây dựng theo dạng “cổ lầu”. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Phía trên đặt tượng Phật. Cổng tam quan với nghệ thuật ghép bằng mảnh sành, sứ tạo thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời…

Chùa được xây theo dạng chữ Quốc, lợp ngói đỏ, với vật liệu xây dựng là xi măng và gỗ quý. Công trình có diện tích 1.400m2, gồm bốn gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu. Chùa có 178 cột, 2 sân và 5 lớp nhà. Mặt chính xây bê tông, tổng thể giống nhà cổ kiểu Pháp. Nóc chùa có 5 ngọn tháp ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Trên mái vòm trang trí hoa văn kiểu kiến trúc La Mã xen với phong cách thời Phục Hưng của phương Tây. Các cổng, cửa sổ bằng sắt giống biệt thự của Pháp. 

Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu của người Hoa nhưng vẫn giữ nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Hai gian nối nhau là một khoảng nhỏ lộ thiên, có hòn non bộ ở giữa – phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang sắc thái Việt Nam. Chính điện có bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú ra đời khoảng năm 1908. Trên mái treo nhiều hoành phi câu đối bằng chữ Hán. Các hàng trụ cột bên trong được làm bằng gỗ quý.

Tại phòng khách, kiến trúc ở thời Pháp thể hiện ở những hoa văn chạm trổ mang đậm kiến trúc phương Tây. Gạch men nhập từ Italia có chất liệu tốt, hơn 100 năm nhưng màu sắc rất rực rỡ.

Đặc sắc hơn, chùa còn lưu giữ khoảng 60 bức tượng quý được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Giá trị nhất phải kể đến bộ tượng “Thập bát La Hán” ở hai bên chánh điện được tạc từ gỗ mít vào đầu thế kỷ 20. Mỗi vị cưỡi trên lưng một con mãnh thú, tay cầm bửu bối, tượng trưng cho các giác quan mà nhà Phật gọi là “lục căn” (mắt, tai, miệng, mũi, thân và ý, ở ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai).

 Ngoài ra, chùa còn hơn 20 bức tranh sơn thủy mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình “mai, lan, cúc, trúc”, hình phong cảnh Việt Nam. Những bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ “Hoàng kim bửu điện” được khắc từ năm 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp. Xung quanh chùa là những vườn cảnh trồng nhiều loại cây cỏ, hoa lá tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, uy nghi.

Trong khuôn viên chùa còn có tượng Phật Di Lặc cao 20m, nặng 250 tấn, được đúc bằng bê tông, cốt thép. Phía sau chánh điện là tượng Phật Thích Ca trong tư thế nhập niết bàn có chiều dài 32m.

Mặc dù bên ngoài có dáng dấp phương Tây nhưng bên trong thì đậm nét Việt Nam truyền thống. Do nét Đông – Tây hòa hợp đã làm cho ngôi chùa cổ 150 tuổi vẫn toát lên vẻ hiện đại lẫn cổ kinh. Điều này tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt của riêng nó mà không ngôi chùa nào ở miền Tây bước qua. Chùa được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây.

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong (Mỹ Tho, Tiền Giang) được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng từ năm 1849. Cũng năm này, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.

Một số hình ảnh đẹp về chùa;

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...